Trung tâm mới của thành phố

Khi trung tâm của các thành phố dần trở nên quá tải, hạ tầng phải gồng gánh quá nhiều cho hoạt động thường nhật của người dân, việc hình thành các khu trung tâm mới trở thành một xu hướng tất yếu.

Khi trung tâm của các thành phố dần trở nên quá tải, hạ tầng phải gồng gánh quá nhiều cho hoạt động thường nhật của người dân, việc hình thành các khu trung tâm mới trở thành một xu hướng tất yếu.

  Hinh anh ung tam moi cua thanh pho

Cách Hồ Hoàn Kiếm – trung tâm Hà Nội chưa đến 5km, khu đại đô thị Vinhomes Times City khi mới bắt đầu khởi công đã khiến không ít người hoài nghi bởi khi đó khu vực đường Minh Khai được cho là khá “xa xôi hẻo lánh”. 

Giờ đây, với Vinhomes Times City, nhà phát triển bất động sản Vinhomes đã chứng minh tầm nhìn đúng đắn về xu hướng sẽ còn kéo dài: xu hướng dịch chuyển trung tâm thành phố. Times City trở thành một khu đại đô thị phồn hoa với tổ hợp đầy đủ các cửa hàng, trung tâm dịch vụ, trường học, bệnh viện, khu vui chơi giải trí… Xung quanh Times City dần mọc lên các tòa nhà cao tầng, các hàng quán,… nhờ lượng cư dân đông đúc của Times City đã đủ hình thành một thị trường tiêu dùng đủ lớn. Phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng đã nhanh chóng lột xác trở thành một khu vực tương đối phát triển với giá bất động sản không thua kém bất cứ khu vực nội thành nào. 

Đô thị hóa và sức ép hạ tầng

Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cũng như các thành phố khác trên cả nước đang chứng kiến tốc độ đô thị hóa mau chóng, với dân số tăng nhanh phần lớn do nhập cư. Sống và làm việc tại các thành phố trở thành xu hướng ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt với thế hệ Y, thế hệ Z, lực lượng lao động chính hiện nay. Mỗi năm dân số Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) tăng thêm khoảng 200.000 người theo kết quả điều tra dân số của Tổng cục Thống kê. Tính trên tổng dân số từ 9 – 10 triệu người mỗi thành phố, mức tăng này gây áp lực đáng kể lên hạ tầng thành phố, vốn đang dần xuống cấp, và lạc hậu do thiếu quy hoạch tổng thể từ trước đó. 

“Sống ở phố cổ” – đã không còn là mơ ước của nhiều gia đình trẻ, do giá bất động sản đắt đỏ, vượt qua mức chi trả của hầu hết gia đình. Không chỉ thế, không gian sống chật chội và thiếu tiện nghi đang khiến phố cổ đang trở thành nơi “để kiếm tiền” hơn là để sống. 

Những năm 2000, Hà Nội bắt đầu xuất hiện những khu chung cư đầu tiên, giải quyết nhu cầu nhà ở cho một bộ phận lớn dân chúng. Những khu nhà cao tầng mọc lên tại Định Công, Linh Đàm, Phương Mai… đã từng là biểu tượng của cuộc sống hiện đại hồi đó, đặc biệt khi so sánh với những khu tập thể cũ đã được xây dựng từ những năm 50 – 70 thế kỷ trước. Đặc điểm chung của những khu chung cư đầu tiên là các chức năng được tách biệt. Tầng 1 (tầng trệt) đươc sử dụng làm nhà để xe. Các cửa hàng được hình thành sau đó một cách tự phát. Người ta không nhận ra sự thiếu thuận tiện, kém tiện nghi hay kém thẩm mỹ khi ở đây, cho đến khi những khu đô thị/đại đô thị kiểu mới xuất hiện. 

Giai đoạn đó, Hà Nội chưa có cầu Vĩnh Tuy, cầu Thanh Trì, cầu Nhật Tân. Những đi lại nối liền hai bờ sông Hồng chủ yếu phụ thuộc hai cây cầu cũ kỹ là Thăng Long và Chương Dương. Các con đường vành đai thành phố vẫn chưa hoàn thiện….Các khu vực như Long Biên, Gia Lâm, Sóc Sơn… vì thế tách biệt tương đối với trung tâm thành phố.

Những cây cầu mới với tải trọng lớn, nhiều làn xe không chỉ “nối những bờ vui” – mà còn khơi thông quy hoạch, tạo điều kiện giải tỏa áp lực hạ tầng (không chỉ giao thông) cho khu vực trung tâm thành phố bằng cách thu hút lượng cư dân ra các khu trung tâm mới

Khi hạ tầng đã chịu quá nhiều sức ép, quỹ đất ở các khu trung tâm cũng đã trở nên khan hiếm, việc mở rộng các tuyến đường, hay các khu dịch vụ công cộng (trường học, bệnh viện, công viên) là cực kỳ khó khăn. Di dời cư dân từ các trung tâm cũ sang các khu vực mới, hình thành nên những cụm/khu đại đô thị là một giải pháp mang tính căn cơ. 

Hinh anh ung tam moi cua thanh pho

Năm 2011, khu đại đô thị Vinhomes Times City được xây dựng với nhiều hoài nghi. Mặc dù cách xa trung tâm Hà Nội chưa đến 5km, đó vẫn là khu đất vắng vẻ, thiếu vắng hạ tầng. Thực tế đã cho thấy tầm nhìn đúng đắn của Vinhomes, công ty phát triển dự án Times City. Vinhomes Times City trở thành khu đại đô thị kiểu mẫu với đầy đủ dịch vụ cho cư dân ở đây, từ giáo dục, y tế, mua sắm, vui chơi giải trí… Giữ một lượng cư dân hàng chục nghìn người trong một khu đại đô thị nhờ đáp ứng toàn diện nhu cầu trước mắt giúp giảm tải áp lực hạ tầng trong thành phố nói chung. 

Thành phố mới

Khởi động với khu đại đô thị Vinhomes Times City có diện tích 36 héc-ta, Vinhomes có kinh nghiệm trong việc xây dựng một khu đại đô thị mới với diện tích liên tục được mở rộng, vượt quá 100 héc-ta. Với diện tích ít dự án nào có được, các đại đô thị của Vinhomes thu hút lượng cư dân đủ lớn để hình thành một thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ phong phú, đa dạng. Các hãng bán lẻ, cung cấp dịch vụ cũng chọn đại đô thị của Vinhomes để mở cửa hàng. 

Sau Times City, Vinhomes tiếp tục triển khai dự án Vinhomes Riverside với diện tích trên 183 héc-ta, trong đó tỷ lệ xây dựng chỉ ở mức 19%. Tại đây, cư dân được hưởng thụ đầy đủ tiện ích như một đại đô thị thực thụ. Ngoài ra, hệ thống sông đào độc đáo có chức năng điều hòa khí hậu và tôn tạo cảnh quan, khiến khu vực tỉnh Long Biên khởi sắc, hấp dẫn nhà đầu tư và cư dân yêu thích cuộc sống thanh bình nơi miền quê. 

Hinh anh ung tam moi cua thanh pho 2

Sau khi thành công với con sông đào tại Vinhomes Riverside, Vinhomes bắt đầu ý tưởng táo bạo là tạo nên biển nhân tạo và hồ nước ngọt lớn nhất cho khu dân cư của mình. Với diện tích hơn 420 héc-ta (trong đó diện tích biển và hồ nước ngọt nhân tạo hơn 30 héc-ta), Vinhomes Ocean Park, một dự án mới của Vinhomes đã xuất sắc dành giải Đại đô thị thông minh xuất sắc, là giải thưởng danh giá nhất trong hệ thống giải thưởng “Thành phố thông minh 2020”.

Vinhomes Smart City, một dự án khác của Vinhomes cũng đang theo đuổi tầm nhìn về một thành phố mới. Với diện tích 280 héc-ta, Vinhomes Smart City được hình thành tại khu trung tâm mới phía Tây Hà Nội. Điểm nhấn ở đây là công viên thể thao quy mô hàng đầu Đông Nam Á, bên cạnh quy hoạch đồng bộ về trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại….như các khu đại đô thị khá của Vinhomes. 

Các đại đô thị của Vinhomes đang được kết nối với nhau bằng các tuyến xe buýt nội bộ, miễn phí dành cho cư dân. Từ Vinhomes Ocean Park, cư dân có thể đi các tuyến xe buýt đến Vinhomes Riverside, Royal City hay Times City miễn phí, thuận tiện. 

Ngoài ra, với vai trò ngày càng quan trọng trong quy hoạch giao thông của thành phố, các tuyến xe buýt công cộng (có thu tiền) cũng lấy các đại đô thị của Vinhomes làm điểm đón khách. 

Các dự án đại đô thị của Vinhomes đang tạo ra một chuẩn mực mới của cuộc sống đô thị, nơi các nhu cầu được đáp ứng, được sống trong một không gian tiện nghi, thoáng đãng, thuận tiện. 

Các khu đô thị mới hiện nay không chỉ là nơi để sống, để tận hưởng cuộc sống, mà còn là nơi các hoạt động kinh doanh dịch vụ diễn ra sống động. Với sự phát triển của cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống cầu, đường đang ngày càng trở nên hoàn thiện, kiến tạo ra các khu trung tâm mới bên cạnh những khu trung tâm lâu đời, trở thành một nhu cầu bức thiết, giải quyết rốt ráo bài toán quy hoạch đô thị, các vấn đề mà các khu đô thị kiểu cũ đang vướng mắc. 

  Hinh anh ung tam moi cua thanh pho

Cách Hồ Hoàn Kiếm – trung tâm Hà Nội chưa đến 5km, khu đại đô thị Vinhomes Times City khi mới bắt đầu khởi công đã khiến không ít người hoài nghi bởi khi đó khu vực đường Minh Khai được cho là khá “xa xôi hẻo lánh”. 

Giờ đây, với Vinhomes Times City, nhà phát triển bất động sản Vinhomes đã chứng minh tầm nhìn đúng đắn về xu hướng sẽ còn kéo dài: xu hướng dịch chuyển trung tâm thành phố. Times City trở thành một khu đại đô thị phồn hoa với tổ hợp đầy đủ các cửa hàng, trung tâm dịch vụ, trường học, bệnh viện, khu vui chơi giải trí… Xung quanh Times City dần mọc lên các tòa nhà cao tầng, các hàng quán,… nhờ lượng cư dân đông đúc của Times City đã đủ hình thành một thị trường tiêu dùng đủ lớn. Phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng đã nhanh chóng lột xác trở thành một khu vực tương đối phát triển với giá bất động sản không thua kém bất cứ khu vực nội thành nào. 

Đô thị hóa và sức ép hạ tầng

Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cũng như các thành phố khác trên cả nước đang chứng kiến tốc độ đô thị hóa mau chóng, với dân số tăng nhanh phần lớn do nhập cư. Sống và làm việc tại các thành phố trở thành xu hướng ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt với thế hệ Y, thế hệ Z, lực lượng lao động chính hiện nay. Mỗi năm dân số Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) tăng thêm khoảng 200.000 người theo kết quả điều tra dân số của Tổng cục Thống kê. Tính trên tổng dân số từ 9 – 10 triệu người mỗi thành phố, mức tăng này gây áp lực đáng kể lên hạ tầng thành phố, vốn đang dần xuống cấp, và lạc hậu do thiếu quy hoạch tổng thể từ trước đó. 

“Sống ở phố cổ” – đã không còn là mơ ước của nhiều gia đình trẻ, do giá bất động sản đắt đỏ, vượt qua mức chi trả của hầu hết gia đình. Không chỉ thế, không gian sống chật chội và thiếu tiện nghi đang khiến phố cổ đang trở thành nơi “để kiếm tiền” hơn là để sống. 

Những năm 2000, Hà Nội bắt đầu xuất hiện những khu chung cư đầu tiên, giải quyết nhu cầu nhà ở cho một bộ phận lớn dân chúng. Những khu nhà cao tầng mọc lên tại Định Công, Linh Đàm, Phương Mai… đã từng là biểu tượng của cuộc sống hiện đại hồi đó, đặc biệt khi so sánh với những khu tập thể cũ đã được xây dựng từ những năm 50 – 70 thế kỷ trước. Đặc điểm chung của những khu chung cư đầu tiên là các chức năng được tách biệt. Tầng 1 (tầng trệt) đươc sử dụng làm nhà để xe. Các cửa hàng được hình thành sau đó một cách tự phát. Người ta không nhận ra sự thiếu thuận tiện, kém tiện nghi hay kém thẩm mỹ khi ở đây, cho đến khi những khu đô thị/đại đô thị kiểu mới xuất hiện. 

Giai đoạn đó, Hà Nội chưa có cầu Vĩnh Tuy, cầu Thanh Trì, cầu Nhật Tân. Những đi lại nối liền hai bờ sông Hồng chủ yếu phụ thuộc hai cây cầu cũ kỹ là Thăng Long và Chương Dương. Các con đường vành đai thành phố vẫn chưa hoàn thiện….Các khu vực như Long Biên, Gia Lâm, Sóc Sơn… vì thế tách biệt tương đối với trung tâm thành phố.

Những cây cầu mới với tải trọng lớn, nhiều làn xe không chỉ “nối những bờ vui” – mà còn khơi thông quy hoạch, tạo điều kiện giải tỏa áp lực hạ tầng (không chỉ giao thông) cho khu vực trung tâm thành phố bằng cách thu hút lượng cư dân ra các khu trung tâm mới

Khi hạ tầng đã chịu quá nhiều sức ép, quỹ đất ở các khu trung tâm cũng đã trở nên khan hiếm, việc mở rộng các tuyến đường, hay các khu dịch vụ công cộng (trường học, bệnh viện, công viên) là cực kỳ khó khăn. Di dời cư dân từ các trung tâm cũ sang các khu vực mới, hình thành nên những cụm/khu đại đô thị là một giải pháp mang tính căn cơ. 

Hinh anh ung tam moi cua thanh pho

Năm 2011, khu đại đô thị Vinhomes Times City được xây dựng với nhiều hoài nghi. Mặc dù cách xa trung tâm Hà Nội chưa đến 5km, đó vẫn là khu đất vắng vẻ, thiếu vắng hạ tầng. Thực tế đã cho thấy tầm nhìn đúng đắn của Vinhomes, công ty phát triển dự án Times City. Vinhomes Times City trở thành khu đại đô thị kiểu mẫu với đầy đủ dịch vụ cho cư dân ở đây, từ giáo dục, y tế, mua sắm, vui chơi giải trí… Giữ một lượng cư dân hàng chục nghìn người trong một khu đại đô thị nhờ đáp ứng toàn diện nhu cầu trước mắt giúp giảm tải áp lực hạ tầng trong thành phố nói chung. 

Thành phố mới

Khởi động với khu đại đô thị Vinhomes Times City có diện tích 36 héc-ta, Vinhomes có kinh nghiệm trong việc xây dựng một khu đại đô thị mới với diện tích liên tục được mở rộng, vượt quá 100 héc-ta. Với diện tích ít dự án nào có được, các đại đô thị của Vinhomes thu hút lượng cư dân đủ lớn để hình thành một thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ phong phú, đa dạng. Các hãng bán lẻ, cung cấp dịch vụ cũng chọn đại đô thị của Vinhomes để mở cửa hàng. 

Sau Times City, Vinhomes tiếp tục triển khai dự án Vinhomes Riverside với diện tích trên 183 héc-ta, trong đó tỷ lệ xây dựng chỉ ở mức 19%. Tại đây, cư dân được hưởng thụ đầy đủ tiện ích như một đại đô thị thực thụ. Ngoài ra, hệ thống sông đào độc đáo có chức năng điều hòa khí hậu và tôn tạo cảnh quan, khiến khu vực tỉnh Long Biên khởi sắc, hấp dẫn nhà đầu tư và cư dân yêu thích cuộc sống thanh bình nơi miền quê. 

Hinh anh ung tam moi cua thanh pho 2

Sau khi thành công với con sông đào tại Vinhomes Riverside, Vinhomes bắt đầu ý tưởng táo bạo là tạo nên biển nhân tạo và hồ nước ngọt lớn nhất cho khu dân cư của mình. Với diện tích hơn 420 héc-ta (trong đó diện tích biển và hồ nước ngọt nhân tạo hơn 30 héc-ta), Vinhomes Ocean Park, một dự án mới của Vinhomes đã xuất sắc dành giải Đại đô thị thông minh xuất sắc, là giải thưởng danh giá nhất trong hệ thống giải thưởng “Thành phố thông minh 2020”.

Vinhomes Smart City, một dự án khác của Vinhomes cũng đang theo đuổi tầm nhìn về một thành phố mới. Với diện tích 280 héc-ta, Vinhomes Smart City được hình thành tại khu trung tâm mới phía Tây Hà Nội. Điểm nhấn ở đây là công viên thể thao quy mô hàng đầu Đông Nam Á, bên cạnh quy hoạch đồng bộ về trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại….như các khu đại đô thị khá của Vinhomes. 

Các đại đô thị của Vinhomes đang được kết nối với nhau bằng các tuyến xe buýt nội bộ, miễn phí dành cho cư dân. Từ Vinhomes Ocean Park, cư dân có thể đi các tuyến xe buýt đến Vinhomes Riverside, Royal City hay Times City miễn phí, thuận tiện. 

Ngoài ra, với vai trò ngày càng quan trọng trong quy hoạch giao thông của thành phố, các tuyến xe buýt công cộng (có thu tiền) cũng lấy các đại đô thị của Vinhomes làm điểm đón khách. 

Các dự án đại đô thị của Vinhomes đang tạo ra một chuẩn mực mới của cuộc sống đô thị, nơi các nhu cầu được đáp ứng, được sống trong một không gian tiện nghi, thoáng đãng, thuận tiện. 

Các khu đô thị mới hiện nay không chỉ là nơi để sống, để tận hưởng cuộc sống, mà còn là nơi các hoạt động kinh doanh dịch vụ diễn ra sống động. Với sự phát triển của cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống cầu, đường đang ngày càng trở nên hoàn thiện, kiến tạo ra các khu trung tâm mới bên cạnh những khu trung tâm lâu đời, trở thành một nhu cầu bức thiết, giải quyết rốt ráo bài toán quy hoạch đô thị, các vấn đề mà các khu đô thị kiểu cũ đang vướng mắc. 

Post a Comment

Previous Post Next Post