Tổng quan về giấy chuyển nhượng đất viết tay

Việc giao dịch, mua bán bất động sản là khoản đầu tư có giá trị lớn, được pháp luật quy định rõ ràng về thủ tục cũng như các giấy tờ, văn bản thiết yếu. Trong đó, hiệu lực pháp lý của giấy chuyển nhượng đất viết tay vẫn còn là một dấu hỏi lớn đối với nhiều người dân. Cùng tìm hiểu chi tiết về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Việc giao dịch, mua bán bất động sản là khoản đầu tư có giá trị lớn, được pháp luật quy định rõ ràng về thủ tục cũng như các giấy tờ, văn bản thiết yếu. Trong đó, hiệu lực pháp lý của giấy chuyển nhượng đất viết tay vẫn còn là một dấu hỏi lớn đối với nhiều người dân. Cùng tìm hiểu chi tiết về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Lưu ý: Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo ở thời điểm đăng bài, người đọc cần liên hệ các đơn vị tư vấn chuyên môn để được giải đáp chính xác nhất.

Giá trị pháp lý của giấy chuyển nhượng đất viết tay

Theo pháp luật hiện hành tại Việt Nam, giấy chuyển nhượng đất viết tay hay hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất viết tay chưa có khái niệm rõ ràng, đây chỉ là cách gọi phổ biến của người dân về hợp đồng sang nhượng nhà đất chưa được chứng thực.

Giấy chuyển nhượng đất viết tay thường được sử dụng để xác nhận giao dịch mua bán nhà đất, trong đó, văn bản này phải trình bày cụ thể điều khoản cũng như các thỏa thuận giữa bên bán và bên mua, làm căn cứ để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia.

Đặc điểm của loại giấy tờ này là hai bên giao dịch tự lập và ký kết với nhau mà không có sự xác nhận của cơ quan có thẩm quyền hay tổ chức công chứng nào. Bên cạnh đó, các bên thường mời người làm chứng, tuy nhiên người này không được thừa nhận có đủ tư cách pháp lý để chứng minh giấy chuyển nhượng đất viết tay có hiệu lực hay được pháp luật công nhận.

Mẫu giấy chuyển nhượng đất viết tay bao gồm những nội dung cơ bản sau:

  • Tên hợp đồng chuyển nhượng đất
  • Thông tin cơ bản của các chủ thể tham gia hợp đồng
  • Thông tin cụ thể về thửa đất
  • Điều khoản quy định về quyền sử dụng đất sau khi chuyển nhượng
  • Giá trị thửa đất đã thỏa thuận cùng phương thức thanh toán cụ thể
  • Vấn đề giao đất và đăng ký quyền sử dụng đất
  • Trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài chính
  • Phương thức để giải quyết tranh chấp hợp đồng
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên khi thực hiện hợp đồng
  • Cam kết chung giữa các bên giao dịch

hinh anh tong quan ve giay chuyen nhuong dat viet tay so 1

Theo khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013, việc chứng thực văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được quy định như sau:

  • Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được cơ quan có thẩm quyền công chứng hoặc chứng thực, trừ một số trường hợp kinh doanh bất động sản đã được nếu tại điểm b điều khoản này.
  • Việc công chứng được thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực được đảm bảo thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

Như vậy, có thể khẳng định, khi sử dụng giấy chuyển nhượng đất viết bằng tay hay hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất viết tay trong giao dịch bất động sản, các bên liên quan nên mang loại văn bản này đi công chứng, chứng thực để được công nhận về mặt pháp lý cũng như hạn chế tối đa rủi ro phát sinh.

>> Bài viết tham khảo: Đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi “Sổ đỏ là gì?”

Cần lưu ý gì khi sử dụng giấy chuyển nhượng đất viết tay?

Khi sử dụng giấy chuyển nhượng đất viết tay, điều đầu tiên người dân cần quan tâm là thời gian thực hiện giao dịch, cụ thể:

  • Trường hợp giao dịch được thực hiện trước ngày 01/07/2014:

Theo khoản 1 Điều 82 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và khoản 54 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, các trường hợp sau đây được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà không cần nộp hợp đồng, văn bản chuyển quyền sử dụng đất được chứng thực theo quy định của pháp luật:

  1. Chủ thể nhận chuyển nhượng, nhận tặng quyền sử dụng đất trước ngày 01/01/2008.
  2. Chủ thể nhận chuyển nhượng, nhận tặng quyền sử dụng đất từ ngày 01/01/2008 đến trước ngày 01/7/2014 có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật Đất đai và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
  • Trường hợp giao dịch được thực hiện sau ngày 01/07/2014:

Khoản 2 Điều 129 Bộ Luật dân sự 2015 quy định: “Giao dịch dân sự đã được chủ thể xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một hoặc cả hai bên giao dịch đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án có thể ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng và giấy chuyển nhượng đất viết tay có hiệu lực.

Do đó, trong những trường hợp trên, giấy tờ chuyển nhượng đất viết tay hợp lệ và được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ngược lại, người dân cần công chứng, chứng từ để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của mình.

hinh anh tong quan ve giay chuyen nhuong dat viet tay so 2

Ngoài ra, mẫu giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất viết tay cần đảm bảo chính xác và hợp pháp về các thông tin sau đây:

  • Mục đích và nội dung ký kết chuyển nhượng đất không trái với đạo đức xã hội và không vi phạm điều cấm của pháp luật
  • Chủ thể ký giấy chuyển nhượng đất viết tay phải là đối tượng trên 18 tuổi và có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định
  • Chủ thể của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất viết tay hoàn toàn tự nguyện và không bị ép buộc
  • Mẫu giấy chuyển nhượng đất viết tay phải có xác nhận của pháp luật mới được bảo vệ, công nhận hiệu lực và giải quyết mâu thuẫn theo quy định.

hinh anh tong quan ve giay chuyen nhuong dat viet tay so 3

Kết

Giấy chuyển nhượng đất viết tay không được pháp luật công nhận chính thức trừ một số trường hợp đặc biệt. Do đó, người dân cần cần tiến hành công chứng, xác nhận theo đúng quy định của pháp luật để đảm bảo quyền lợi cá nhân cũng như duy trì hiệu lực hợp đồng.

Để tham khảo thêm các bài viết hữu ích có chủ đề tương tự, Quý khách hàng có thể truy cập tại chuyên trang Vinhomes.

Để lại thông tin tại đây

Xem thêm:

Lưu ý: Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo ở thời điểm đăng bài, người đọc cần liên hệ các đơn vị tư vấn chuyên môn để được giải đáp chính xác nhất.

Giá trị pháp lý của giấy chuyển nhượng đất viết tay

Theo pháp luật hiện hành tại Việt Nam, giấy chuyển nhượng đất viết tay hay hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất viết tay chưa có khái niệm rõ ràng, đây chỉ là cách gọi phổ biến của người dân về hợp đồng sang nhượng nhà đất chưa được chứng thực.

Giấy chuyển nhượng đất viết tay thường được sử dụng để xác nhận giao dịch mua bán nhà đất, trong đó, văn bản này phải trình bày cụ thể điều khoản cũng như các thỏa thuận giữa bên bán và bên mua, làm căn cứ để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia.

Đặc điểm của loại giấy tờ này là hai bên giao dịch tự lập và ký kết với nhau mà không có sự xác nhận của cơ quan có thẩm quyền hay tổ chức công chứng nào. Bên cạnh đó, các bên thường mời người làm chứng, tuy nhiên người này không được thừa nhận có đủ tư cách pháp lý để chứng minh giấy chuyển nhượng đất viết tay có hiệu lực hay được pháp luật công nhận.

Mẫu giấy chuyển nhượng đất viết tay bao gồm những nội dung cơ bản sau:

  • Tên hợp đồng chuyển nhượng đất
  • Thông tin cơ bản của các chủ thể tham gia hợp đồng
  • Thông tin cụ thể về thửa đất
  • Điều khoản quy định về quyền sử dụng đất sau khi chuyển nhượng
  • Giá trị thửa đất đã thỏa thuận cùng phương thức thanh toán cụ thể
  • Vấn đề giao đất và đăng ký quyền sử dụng đất
  • Trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài chính
  • Phương thức để giải quyết tranh chấp hợp đồng
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên khi thực hiện hợp đồng
  • Cam kết chung giữa các bên giao dịch

hinh anh tong quan ve giay chuyen nhuong dat viet tay so 1

Theo khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013, việc chứng thực văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được quy định như sau:

  • Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được cơ quan có thẩm quyền công chứng hoặc chứng thực, trừ một số trường hợp kinh doanh bất động sản đã được nếu tại điểm b điều khoản này.
  • Việc công chứng được thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực được đảm bảo thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

Như vậy, có thể khẳng định, khi sử dụng giấy chuyển nhượng đất viết bằng tay hay hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất viết tay trong giao dịch bất động sản, các bên liên quan nên mang loại văn bản này đi công chứng, chứng thực để được công nhận về mặt pháp lý cũng như hạn chế tối đa rủi ro phát sinh.

>> Bài viết tham khảo: Đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi “Sổ đỏ là gì?”

Cần lưu ý gì khi sử dụng giấy chuyển nhượng đất viết tay?

Khi sử dụng giấy chuyển nhượng đất viết tay, điều đầu tiên người dân cần quan tâm là thời gian thực hiện giao dịch, cụ thể:

  • Trường hợp giao dịch được thực hiện trước ngày 01/07/2014:

Theo khoản 1 Điều 82 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và khoản 54 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, các trường hợp sau đây được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà không cần nộp hợp đồng, văn bản chuyển quyền sử dụng đất được chứng thực theo quy định của pháp luật:

  1. Chủ thể nhận chuyển nhượng, nhận tặng quyền sử dụng đất trước ngày 01/01/2008.
  2. Chủ thể nhận chuyển nhượng, nhận tặng quyền sử dụng đất từ ngày 01/01/2008 đến trước ngày 01/7/2014 có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật Đất đai và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
  • Trường hợp giao dịch được thực hiện sau ngày 01/07/2014:

Khoản 2 Điều 129 Bộ Luật dân sự 2015 quy định: “Giao dịch dân sự đã được chủ thể xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một hoặc cả hai bên giao dịch đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án có thể ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng và giấy chuyển nhượng đất viết tay có hiệu lực.

Do đó, trong những trường hợp trên, giấy tờ chuyển nhượng đất viết tay hợp lệ và được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ngược lại, người dân cần công chứng, chứng từ để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của mình.

hinh anh tong quan ve giay chuyen nhuong dat viet tay so 2

Ngoài ra, mẫu giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất viết tay cần đảm bảo chính xác và hợp pháp về các thông tin sau đây:

  • Mục đích và nội dung ký kết chuyển nhượng đất không trái với đạo đức xã hội và không vi phạm điều cấm của pháp luật
  • Chủ thể ký giấy chuyển nhượng đất viết tay phải là đối tượng trên 18 tuổi và có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định
  • Chủ thể của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất viết tay hoàn toàn tự nguyện và không bị ép buộc
  • Mẫu giấy chuyển nhượng đất viết tay phải có xác nhận của pháp luật mới được bảo vệ, công nhận hiệu lực và giải quyết mâu thuẫn theo quy định.

hinh anh tong quan ve giay chuyen nhuong dat viet tay so 3

Kết

Giấy chuyển nhượng đất viết tay không được pháp luật công nhận chính thức trừ một số trường hợp đặc biệt. Do đó, người dân cần cần tiến hành công chứng, xác nhận theo đúng quy định của pháp luật để đảm bảo quyền lợi cá nhân cũng như duy trì hiệu lực hợp đồng.

Để tham khảo thêm các bài viết hữu ích có chủ đề tương tự, Quý khách hàng có thể truy cập tại chuyên trang Vinhomes.

Để lại thông tin tại đây

Xem thêm:

Post a Comment

Previous Post Next Post