Vật liệu silicon đang làm một phần không thể thiếu đối với các bộ phận bên trong đồng hồ đeo tay cao cấp. Vậy các thương hiệu sử dụng silicon trong sản xuất đồng hồ như thế nào?
Silicon là gì?
Silicon là hợp chất dẻo chứa các liên kết silic-oxy và silic-cacbon với đặc tính là nhẹ, mạnh, không từ tính, cứng hơn 60% và nhẹ hơn 70% so với thép. Đồng thời ít nhạy cảm với các biến thể trong nhiệt độ. Nhưng đặc tính này giúp nó trở thành vật liệu lý tưởng cho dây cót đồng hồ.
Silicon trong sản xuất đồng hồ
Tháng 3 năm 2001, Ulysse Nardin đã giới thiệu một chiếc đồng hồ Freak mang tính đột phá. Cỗ máy được trang bị bánh răng silicon (các phiên bản sau này cũng bao gồm các phiên bản tráng kim cương và kim cương lớn), xuất phát từ quá trình nghiên cứu được thực hiện bởi Ludwig Oechslin và Trung tâm Điện tử và Công nghệ vi mô Thụy Sĩ (CSEM).
Mặc dù các kết quả thù về vẫn chưa đủ tiên tiến để áp dụng vật liệu này vào các ứng dụng đàn hồi (vì chỉ riêng module đàn hồi nhiệt của silicon đã không cho phép dây tóc hoạt động trong dung sai đo thời gian cần thiết), nhưng chúng vẫn khơi dậy sự quan tâm từ các thương hiệu lớn như Patek Philippe, Rolex và Swatch Group.
Cả 3 đều nhận ra rằng silic sẽ mang lại một bước nhảy vọt khổng lồ cho ngành sản xuất đồng hồ. Kể từ đó, ba công ty hàng đầu này đã đổ tiền vào việc nghiên cứu sâu hơn tại CSEM. Kết quả cuối cùng là một loại vật liệu ưng ý mang tên Silinvar – tên viết gọn của “silicon” và “invariable” có nghĩa là “silicon bất biến”.
Với Silinvar, Patek Philippe, Rolex và Swatch Group đã làm việc cùng nhau thông qua CSEM và riêng mỗi công ty cũng đã đạt được những kết quả đầy hứa hẹn, Patek Philippe và Swatch Group (Breguet) đã lần lượt giới thiệu những mô hình đồng hồ đầu tiên được trang bị dây tóc silicon vào năm 2006.
Dây tóc Spiromax của Patek Philippe, được thương hiệu giới thiệu vào năm 2006 và tiếp nối vào năm 2008 là bộ thoát Pulsomax hoàn toàn mới với bánh xe thoát silicon và cần gạt pallet được cải tiến. Cùng với GyromaxSi được phát triển vào năm 2011, đây là bản cập nhật dựa trên silicon cho bánh xe cân bằng quán tính biến thiên Gyromax nổi tiếng của hãng.
Những cải tiến lớn này đã được kết hợp với nhau để tạo thành công nghệ thế hệ tiếp theo duy nhất trở thành nền tảng của Patek Philippe Advanced Research: bộ đồng trục Oscillomax. Còn với Breguet, hãng đã giới thiệu tất cả ba bộ phận silicon (bánh xe gai, neo và dây tóc) vào năm 2006, trên mô hình Classique 5197 được trang bị bộ máy caliber 591A.
Tại công ty đồng hồ Thụy Sỹ OMEGA, dây tóc silicon xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2008, trong khi Rolex tiếp cận vật liệu này theo cách của riêng mình bằng việc phát triển riêng lò xo cần bằng được làm từ Syloxi – một hỗn hợp của silicon và oxit silicon – đúng như tên gọi, dây tóc Syloxi có đặc tính bù nhiệt và thuận từ cho phép nó có thể duy trì độ chính xác ngay cả khi được sử dụng tại những khu vực biến đổi nhiệt độ và có từ tính. Syloxi được giới thiệu trên bộ máy 2236 vào năm 2014.
Ba thương hiệu lớn trên không phải là những công ty duy nhất làm việc theo phong cách này. Ulysse Nardin đã hợp tác với một đối tác là Mimotec để thành lập ra một liên doanh mang tên Sigatec vào năm 2006. Đây là một công ty nhỏ có trụ sở tại Sion thuộc bang Valais chịu trách nhiệm chuyên thiết kế và sản xuất các bộ phần được chế tác từ silicon.
Nhờ đó mà Ulysse Nardin có thể đảm bảo nguồn cung vật liệu độc lập. Đúng như dự đoán, các bộ phận liên quan đến silicon đã trở thành một phần quan trọng trong việc sản xuất đồng hồ thế kỷ 21. Tuy nhiên trong khi đó Sigatec cùng với Ulysse Nardin cũng đã nộp một số lượng lớn bằng sáng chế liên quan đến vật liệu silicon, cùng với đó là những nghiên cứu trọng tâm và điều này đã dẫn đến những cuộc chiến pháp lý nhiều hơn là bằng sáng chế là điều khó tránh khỏi.
Một bên là Sigatec và Ulysse Nardin; mặt khác, Patek Philippe, Rolex và Swatch Group. Sự việc kéo dài hơn ba năm và đến năm 2013 vì lợi ích của của mọi người, năm bên tham gia đã có một thỏa thuận cấp phép chéo. Theo đó các điều khoản mà mỗi bên ở bằng sáng chế của họ sẽ mang lại lợi ích cho nghiên cứu của những bên còn lại.
Lý do sử dụng Silicon trong sản xuất đồng hồ
Trong hai thập kỷ qua, silicon đã trở thành vật liệu được ưa chuộng để cải thiện tuổi thọ của đồng hồ. Nó có khả năng chống từ tính (một điểm cộng lớn trong thời đại công nghệ cao), nhẹ hơn và cứng hơn thép, nhưng ưu điểm đáng thèm muốn nhất của nó là nó hoạt động mà không cần dầu.
Được sử dụng để giảm ma sát trong bánh xe thoát, dầu rất cần thiết cho việc đo thời gian trong nhiều thế kỷ, nhưng chắc chắn nó sẽ bị cạn kiệt, ảnh hưởng đến độ chính xác. Các thương hiệu cho biết silicon đã dẫn đến tỷ lệ dịch vụ sửa chữa và hoàn trả thấp hơn, cho phép họ gia hạn đáng kể thời gian bảo hành ngoài tiêu chuẩn hai năm cũ, nhưng nỗ lực giải quyết vấn đề vẫn tiếp tục.
Năm 2017, Panerai đã ra mắt Luminor 1950 Carbotech 3 Days, được phát triển tại Labouratorio di Idee (Phòng thí nghiệm Ý tưởng) và được trang bị các thành phần silicon. Xưởng chuyên dụng là nơi thử nghiệm các phiên bản giới hạn mang tính đổi mới. Panerai rất tự tin về sức hấp dẫn kỹ thuật của thiết kế đến mức đưa ra chế độ bảo hành 50 năm chưa từng có.