Hỏi: - Năm 1960 ông bà nội tôi có cho cha mẹ tôi 2 thửa đất nhưng không làm giấy tờ.
Gia đình tôi đã trực tiếp sử dụng 2 thửa đất này từ đó đến nay, có kê khai đất và đóng thuế hàng năm đầy đủ, đã được cấp 2 sổ đỏ năm 2002. Mặc dù các cô bác ruột đều đã được ông bà nội tôi cho đất, nhưng sau khi ông bà nội tôi mất họ đã khởi kiện, yêu cầu cha tôi phải chia thừa kế 2 thửa đất này. Tháng 7-2008, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Bến Tre xử sơ thẩm đã nhận định phần đất tranh chấp là di sản của ông bà nội tôi, nên buộc gia đình tôi phải chia cho các đồng thừa kế. Gia đình tôi đã kháng cáo. Tháng 10-2008 TAND Tối cao xử phúc thẩm đã xử y án sơ thẩm. Xin hỏi, gia đình tôi làm cách nào để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình?
Đinh Thành Đông (xã Sơn Đông, TP Bến Tre, tỉnh Bến Tre)
Trả lời: - Vì bản án phúc thẩm đã có hiệu lực pháp luật nên theo Điều 285 Bộ
luật Tố tụng dân sự, chỉ có Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm
sát nhân dân Tối cao mới có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
bản án.
Điều 288 Bộ luật Tố tụng dân sự quy
định: “Người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm chỉ được
tiến hành việc kháng nghị trong thời hạn 3 năm, kể từ ngày bản án, quyết
định của Tòa án có hiệu lực pháp luật”.
Như vậy, vụ án của gia đình ông được xét
xử phúc thẩm đến nay đã gần hết thời hạn được kháng nghị theo thủ tục
giám đốc thẩm (chỉ còn 2 tháng). Ông cần nhanh chóng gửi đơn khiếu nại
(kèm hồ sơ vụ việc) lên Chánh án TAND Tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm
sát nhân dân Tối cao để được xem xét, giải quyết.
Luật gia Nguyễn Văn Khôi