Tư vấn chi tiết về phong thủy bàn thờ trong nhà ở

Việc đặt bàn thờ chuẩn phong thủy giúp gia tăng sinh khí trong không gian sống, đem lại nhiều thuận lợi và may mắn cho các thành viên trong gia đình. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các kiến thức về phong thủy bàn thờ mà gia chủ cần biết trong quá trình sắp đặt và bày trí nhà ở.

Việc đặt bàn thờ chuẩn phong thủy giúp gia tăng sinh khí trong không gian sống, đem lại nhiều thuận lợi và may mắn cho các thành viên trong gia đình. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các kiến thức về phong thủy bàn thờ mà gia chủ cần biết trong quá trình sắp đặt và bày trí nhà ở.

Ý nghĩa của phong thủy bàn thờ

Người xưa có câu “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, thờ cúng từ lâu đã là một trong những nét văn hóa đặc trưng của người Việt. Hầu hết các gia chủ đều tin rằng việc thờ phụng, hương hỏa tốt có thể giúp gia đình gặp nhiều may mắn, mọi sự hanh thông, đại cát, đại lợi. 

Trong đó, việc đặt bàn thờ chuẩn phong thủy là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Phong thủy bàn thờ (bao gồm phong thủy bàn thờ gia tiên, phong thủy bàn thờ thần tài, phong thủy bàn thờ ông địa) ảnh hưởng rất lớn đến gia chủ và các thành viên trong gia đình. Đặt bàn thờ sai cách sẽ gây ra những điều không mong muốn, thậm chí đem đến vận hạn và tai họa không đáng có.

hinh anh tu van chi tiet ve phong thuy ban tho nha o so 1

Những điều cần biết về phong thủy bàn thờ

Hướng và vị trí phong thủy đặt bàn thờ

Theo nguyên tắc bố trí “nhất vị, nhị hướng”, phong thủy bàn thờ sẽ coi trọng vị trí trước tiên, sau đó mới đến hướng của bàn thờ. Bàn thờ phải được đặt ở nơi có sinh khí tốt nhất trong nhà, hợp với bản mệnh của gia chủ để tạo nên sự hòa hợp về mặt phong thủy. Bàn thờ gia tiên tốt nhất nên đặt từ tầng hai trở lên, tại vị trí kín đáo với người ngoài và thuận tiện với người trong gia đình, trong một phòng riêng biệt để thể hiện sự tôn kính, trang nghiêm.

Đối với những căn hộ có diện tích hạn chế, chủ nhà có thể đặt bàn thờ tại phòng khách nhưng ở những vị trí cao ráo theo dạng bàn thờ treo. 

Mặt khác, hướng của bàn thờ được xác định theo hướng ngược lại với người đứng khấn. Hướng phong thủy bàn thờ phải hợp với mệnh số của gia chủ. Cụ thể, các hướng tốt lần lượt bao gồm: Sinh Khí, Diên Niên, Phúc Đức, Thiên Y và Phục Vị. Đồng thời, gia chủ tránh các hướng xấu như: Tuyệt Mệnh, Họa Hại, Ngũ Quỷ và Lục Sát để gia đình luôn êm ấm, bình an.

hinh anh tu van chi tiet ve phong thuy ban tho nha o so 2

Kích thước phong thủy bàn thờ

Yếu tố tiếp theo cần quan tâm là kích thước phong thủy bàn thờ. Kích thước của bàn thờ phụ thuộc vào hai nhân tố chính: tỷ lệ bàn thờ và diện tích phòng thờ. Ngoài ra, bàn thờ nên được thiết kế dựa trên tỷ lệ của ngôi nhà. Cụ thể, tỷ lệ này rơi vào các cung cát theo kích thước của Lỗ Ban. 

Hiện nay, trên thị trường có hai loại bàn thờ chính được sử dụng phổ biến là tủ thờ và bàn thờ treo tường với nhiều kích thước, chất liệu và màu sắc đa dạng. Tùy thuộc vào diện tích của phòng thờ mà gia chủ lựa chọn loại sản phẩm phù hợp.

Màu sắc và nguyên tắc chiếu sáng

Phòng thờ là nơi tôn nghiêm và có yếu tố “tĩnh”, vì vậy, không nên sử dụng những gam màu phong thủy quá nổi bật và phô trương như: đỏ, cam,… tại khu vực này. Thông thường, bàn thờ và phòng thờ sẽ được sơn những màu sắc của gỗ như nâu đậm, nâu đen hoặc kết hợp một số gam màu cơ bản khác như vàng đồng, xám, trắng,…

Đặc biệt, gia chủ nên bổ sung từ 2 đến 3 loại bóng đèn có màu dịu nhẹ như vàng ấm để loại bỏ cảm giác u ám, lạnh lẽo tại không gian thờ cúng. Đèn phải được bố trí sao cho không rọi thẳng vào mặt người hành lễ. 

Nếu tường phòng thờ đã sơn màu sáng, vậy số lượng bóng đèn nên được hạn chế phù hợp để đảm bảo không khí tôn nghiêm. Ngoài ra, chủ nhà không nên đặt bàn thờ ngay sát cửa sổ, vì ánh nắng mang theo dương khí sẽ trực tiếp chiếu vào .

:hinh anh tu van chi tiet ve phong thuy ban tho nha o so 3

>> Xem thêm bài viết Những lưu ý quan trọng khi thiết kế phòng thờ

Cách bày trí bàn thờ

Tùy vào kích thước mà gia chủ quyết định bày trí bộ tam sự, ngũ sự hay thất sự trên bàn thờ. Bộ tam sự gồm có bát hương, hai con hạc đội đèn, bộ ngũ sự có thêm hai lọ lộc bình; bộ thất sự có thêm một bình đựng nước và một bình gạo. 

Nguyên tắc bày biện vật dụng trên bàn thờ như sau:

  • Ngai thờ: phải có kích thước phù hợp với bàn thờ, được đặt ở giữa bàn thờ và sát với tường. Vị trí này thể hiện sự tôn kính của con cháu đối với tổ tiên.
  • Di ảnh: nên được đặt tại vị trí chính giữa và dựa sát tường (nếu không có ngai thờ). Quy luật của việc xếp di ảnh chính là nam trái, nữ phải; thế hệ trước để bên trên thế hệ sau.
  • Bát hương: được đặt tại vị trí giữa bàn thờ. Nếu có nhiều hơn một bát hương, gia chủ nên để bát hương lớn nhất ở giữa và bát hương bé hai bên.
  • Ngai để chén thờ: vị trí của ngai để chén thờ là ở sau bát hương, số chén trên ngai thường là số lẻ (5 hoặc 7) theo quan niệm dân gian.
  • Đỉnh hương: thường được dùng cho những bàn thờ lớn, có diện tích rộng. Đỉnh hương được đặt ở chính giữa bàn thờ, hai bên có hai con hạc đội nến đồng. Đỉnh hương dùng để đốt gỗ trầm hương, giúp không gian phòng thờ ấm cúng hơn.
  • Mâm đựng lễ (hay còn gọi là mâm bồng): được đặt đối diện với di ảnh thờ. Ngũ quả khi cúng lễ sẽ bày trên mâm này, cơ bản nhất gồm bưởi, chuối, thanh long,… ở miền Bắc và mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, trái sung nếu bày theo miền Nam.
  • Đèn: có thể dùng đèn điện hoặc đèn cầy, đặt ở giữa bàn thờ, phía dưới chân khảm thờ. Còn đèn lưỡng nghi (cặp chân nến chiếu sáng chính ở bàn thờ) thường được bố trí ở 2 bên bình hương, phía góc ngoài cùng của bàn thờ.
  • Lọ hoa: thường được đặt bên trái di ảnh thờ. Nếu có 2 lọ hoa, gia chủ nên đặt chúng song song và đối xứng với nhau. Hoa thường dùng để thờ cúng là hoa cúc, hoa huệ, hoa sen,…

 hinh anh tu van chi tiet ve phong thuy ban tho nha o so 4

Những điều cấm kỵ trong phong thủy bàn thờ

Trong phong thủy bàn thờ, có một số điều kiêng kị mà gia chủ nên tránh, bao gồm:

Về vị trí đặt bàn thờ

Không nên đặt bàn thờ sát cạnh nhà tắm, bởi theo quan niệm phong thủy, tắm rửa là việc trút bỏ ô uế, do đó, đặt bàn thờ cạnh khu vực này sẽ làm mất đi không khí thờ cúng trang nghiêm và tôn kính. 

Thêm vào đó, không được đặt bàn thờ cạnh giường ngủ hoặc vị trí quá tối tăm, chật hẹp, ẩm thấp. Tránh tuyệt đối để bàn thờ ở ban công hay kết hợp phòng thờ với khu vực sinh hoạt giải trí, làm ảnh hưởng đến sự yên tĩnh của việc thờ cúng. Tương tự, bàn thờ không nên nằm ở lối đi lại giữa các phòng.

Đặc biệt, đặt bàn thờ gần bếp đun hay ở các vị trí quá nóng là điều đại kỵ cần tránh. Việc làm này sẽ sinh ra hỏa khí, ảnh hưởng không tốt đến “hương khói” trong nhà. Ngoài ra, bàn thờ không được đặt dưới xà ngang gây ra sự đè nén hay xếp dưới gầm cầu thang vì sẽ có người qua lại phía trên.

Về hướng đặt bàn thờ

Trước hết, bàn thờ không được đặt thẳng hướng với cửa chính, vì có thể đón nhận nhiều khí dữ từ ngoài vào, hoặc bị nắng và gió chiếu rọi, gây mất trạng thái “tĩnh”. Tiếp theo, hướng của bàn thờ không được để ngược với hướng của ngôi nhà. Điều này dễ khiến gia đình lục đục, không hòa thuận theo quan niệm của phong thủy.

Thêm nữa, chủ nhà cần tránh đặt bàn thờ nhìn thẳng, tựa lưng hay ở bên dưới nhà vệ sinh, bởi đây là khu vực tập trung nhiều uế khí, mạo phạm đến thánh thần, tổ tiên. 

hinh anh tu van chi tiet ve phong thuy ban tho nha o so 5

Chọn người lập bàn thờ

Người lập bàn thờ nên là nam nhân, khỏe mạnh và hợp mệnh với chủ nhà. Người trong gia đình hoặc chính gia chủ cũng có thể đứng ra làm nhiệm vụ này. 

Những đồ dùng không được đặt trên bàn thờ

Khi khấn bái, gia chủ phải dùng hoa thơm, trái cây tươi mới, tránh bày đồ giả hay đồ nhựa trên ban thờ; đồng thời không nên để hoa quả trên mâm bồng từ ngày này qua ngày khác. Đồ cúng bái xong phải được hạ xuống để thụ lộc. 
 
Ngoài ra, những vật dụng không liên quan đến thờ cúng như: giấy tờ, bằng khen,… chứa dương khí của cõi trần cần kiêng đặt trên bàn thờ.
 
Bát hương thờ Thần và Phật có thể cùng bố trí trên một bàn thờ nhưng không được đặt sát nhau, hay không nên để hai bát hương đối diện nhau trong cùng một gian phòng.

Một số lưu ý khác

Bàn thờ trong nhà phải được lau dọn thường xuyên, hai bên bàn luôn trong trạng thái sạch sẽ, đồ đạc gọn gàng, không để thùng rác hoặc các vật ô uế gần khu vực thờ cúng. 

Kết

Với những thông tin hữu ích về phong thủy bàn thờ, mong rằng gia chủ có thể lựa chọn và bày trí khu vực này hợp lý, giúp mang lại nhiều may mắn, bình yên cho gia đình.
 
Để tìm hiểu kiến thức về thiết kế nội thất và phong thủy, mời Quý khách hàng truy cập và đọc thêm tại đây.

*Bài viết chỉ mang tính tham khảo, bài viết được tổng hợp dựa trên các tài liệu mang tính kinh nghiệm dân gian, không dựa trên cơ sở khoa học*
 
Xem thêm: 

Ý nghĩa của phong thủy bàn thờ

Người xưa có câu “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, thờ cúng từ lâu đã là một trong những nét văn hóa đặc trưng của người Việt. Hầu hết các gia chủ đều tin rằng việc thờ phụng, hương hỏa tốt có thể giúp gia đình gặp nhiều may mắn, mọi sự hanh thông, đại cát, đại lợi. 

Trong đó, việc đặt bàn thờ chuẩn phong thủy là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Phong thủy bàn thờ (bao gồm phong thủy bàn thờ gia tiên, phong thủy bàn thờ thần tài, phong thủy bàn thờ ông địa) ảnh hưởng rất lớn đến gia chủ và các thành viên trong gia đình. Đặt bàn thờ sai cách sẽ gây ra những điều không mong muốn, thậm chí đem đến vận hạn và tai họa không đáng có.

hinh anh tu van chi tiet ve phong thuy ban tho nha o so 1

Những điều cần biết về phong thủy bàn thờ

Hướng và vị trí phong thủy đặt bàn thờ

Theo nguyên tắc bố trí “nhất vị, nhị hướng”, phong thủy bàn thờ sẽ coi trọng vị trí trước tiên, sau đó mới đến hướng của bàn thờ. Bàn thờ phải được đặt ở nơi có sinh khí tốt nhất trong nhà, hợp với bản mệnh của gia chủ để tạo nên sự hòa hợp về mặt phong thủy. Bàn thờ gia tiên tốt nhất nên đặt từ tầng hai trở lên, tại vị trí kín đáo với người ngoài và thuận tiện với người trong gia đình, trong một phòng riêng biệt để thể hiện sự tôn kính, trang nghiêm.

Đối với những căn hộ có diện tích hạn chế, chủ nhà có thể đặt bàn thờ tại phòng khách nhưng ở những vị trí cao ráo theo dạng bàn thờ treo. 

Mặt khác, hướng của bàn thờ được xác định theo hướng ngược lại với người đứng khấn. Hướng phong thủy bàn thờ phải hợp với mệnh số của gia chủ. Cụ thể, các hướng tốt lần lượt bao gồm: Sinh Khí, Diên Niên, Phúc Đức, Thiên Y và Phục Vị. Đồng thời, gia chủ tránh các hướng xấu như: Tuyệt Mệnh, Họa Hại, Ngũ Quỷ và Lục Sát để gia đình luôn êm ấm, bình an.

hinh anh tu van chi tiet ve phong thuy ban tho nha o so 2

Kích thước phong thủy bàn thờ

Yếu tố tiếp theo cần quan tâm là kích thước phong thủy bàn thờ. Kích thước của bàn thờ phụ thuộc vào hai nhân tố chính: tỷ lệ bàn thờ và diện tích phòng thờ. Ngoài ra, bàn thờ nên được thiết kế dựa trên tỷ lệ của ngôi nhà. Cụ thể, tỷ lệ này rơi vào các cung cát theo kích thước của Lỗ Ban. 

Hiện nay, trên thị trường có hai loại bàn thờ chính được sử dụng phổ biến là tủ thờ và bàn thờ treo tường với nhiều kích thước, chất liệu và màu sắc đa dạng. Tùy thuộc vào diện tích của phòng thờ mà gia chủ lựa chọn loại sản phẩm phù hợp.

Màu sắc và nguyên tắc chiếu sáng

Phòng thờ là nơi tôn nghiêm và có yếu tố “tĩnh”, vì vậy, không nên sử dụng những gam màu phong thủy quá nổi bật và phô trương như: đỏ, cam,… tại khu vực này. Thông thường, bàn thờ và phòng thờ sẽ được sơn những màu sắc của gỗ như nâu đậm, nâu đen hoặc kết hợp một số gam màu cơ bản khác như vàng đồng, xám, trắng,…

Đặc biệt, gia chủ nên bổ sung từ 2 đến 3 loại bóng đèn có màu dịu nhẹ như vàng ấm để loại bỏ cảm giác u ám, lạnh lẽo tại không gian thờ cúng. Đèn phải được bố trí sao cho không rọi thẳng vào mặt người hành lễ. 

Nếu tường phòng thờ đã sơn màu sáng, vậy số lượng bóng đèn nên được hạn chế phù hợp để đảm bảo không khí tôn nghiêm. Ngoài ra, chủ nhà không nên đặt bàn thờ ngay sát cửa sổ, vì ánh nắng mang theo dương khí sẽ trực tiếp chiếu vào .

:hinh anh tu van chi tiet ve phong thuy ban tho nha o so 3

>> Xem thêm bài viết Những lưu ý quan trọng khi thiết kế phòng thờ

Cách bày trí bàn thờ

Tùy vào kích thước mà gia chủ quyết định bày trí bộ tam sự, ngũ sự hay thất sự trên bàn thờ. Bộ tam sự gồm có bát hương, hai con hạc đội đèn, bộ ngũ sự có thêm hai lọ lộc bình; bộ thất sự có thêm một bình đựng nước và một bình gạo. 

Nguyên tắc bày biện vật dụng trên bàn thờ như sau:

  • Ngai thờ: phải có kích thước phù hợp với bàn thờ, được đặt ở giữa bàn thờ và sát với tường. Vị trí này thể hiện sự tôn kính của con cháu đối với tổ tiên.
  • Di ảnh: nên được đặt tại vị trí chính giữa và dựa sát tường (nếu không có ngai thờ). Quy luật của việc xếp di ảnh chính là nam trái, nữ phải; thế hệ trước để bên trên thế hệ sau.
  • Bát hương: được đặt tại vị trí giữa bàn thờ. Nếu có nhiều hơn một bát hương, gia chủ nên để bát hương lớn nhất ở giữa và bát hương bé hai bên.
  • Ngai để chén thờ: vị trí của ngai để chén thờ là ở sau bát hương, số chén trên ngai thường là số lẻ (5 hoặc 7) theo quan niệm dân gian.
  • Đỉnh hương: thường được dùng cho những bàn thờ lớn, có diện tích rộng. Đỉnh hương được đặt ở chính giữa bàn thờ, hai bên có hai con hạc đội nến đồng. Đỉnh hương dùng để đốt gỗ trầm hương, giúp không gian phòng thờ ấm cúng hơn.
  • Mâm đựng lễ (hay còn gọi là mâm bồng): được đặt đối diện với di ảnh thờ. Ngũ quả khi cúng lễ sẽ bày trên mâm này, cơ bản nhất gồm bưởi, chuối, thanh long,… ở miền Bắc và mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, trái sung nếu bày theo miền Nam.
  • Đèn: có thể dùng đèn điện hoặc đèn cầy, đặt ở giữa bàn thờ, phía dưới chân khảm thờ. Còn đèn lưỡng nghi (cặp chân nến chiếu sáng chính ở bàn thờ) thường được bố trí ở 2 bên bình hương, phía góc ngoài cùng của bàn thờ.
  • Lọ hoa: thường được đặt bên trái di ảnh thờ. Nếu có 2 lọ hoa, gia chủ nên đặt chúng song song và đối xứng với nhau. Hoa thường dùng để thờ cúng là hoa cúc, hoa huệ, hoa sen,…

 hinh anh tu van chi tiet ve phong thuy ban tho nha o so 4

Những điều cấm kỵ trong phong thủy bàn thờ

Trong phong thủy bàn thờ, có một số điều kiêng kị mà gia chủ nên tránh, bao gồm:

Về vị trí đặt bàn thờ

Không nên đặt bàn thờ sát cạnh nhà tắm, bởi theo quan niệm phong thủy, tắm rửa là việc trút bỏ ô uế, do đó, đặt bàn thờ cạnh khu vực này sẽ làm mất đi không khí thờ cúng trang nghiêm và tôn kính. 

Thêm vào đó, không được đặt bàn thờ cạnh giường ngủ hoặc vị trí quá tối tăm, chật hẹp, ẩm thấp. Tránh tuyệt đối để bàn thờ ở ban công hay kết hợp phòng thờ với khu vực sinh hoạt giải trí, làm ảnh hưởng đến sự yên tĩnh của việc thờ cúng. Tương tự, bàn thờ không nên nằm ở lối đi lại giữa các phòng.

Đặc biệt, đặt bàn thờ gần bếp đun hay ở các vị trí quá nóng là điều đại kỵ cần tránh. Việc làm này sẽ sinh ra hỏa khí, ảnh hưởng không tốt đến “hương khói” trong nhà. Ngoài ra, bàn thờ không được đặt dưới xà ngang gây ra sự đè nén hay xếp dưới gầm cầu thang vì sẽ có người qua lại phía trên.

Về hướng đặt bàn thờ

Trước hết, bàn thờ không được đặt thẳng hướng với cửa chính, vì có thể đón nhận nhiều khí dữ từ ngoài vào, hoặc bị nắng và gió chiếu rọi, gây mất trạng thái “tĩnh”. Tiếp theo, hướng của bàn thờ không được để ngược với hướng của ngôi nhà. Điều này dễ khiến gia đình lục đục, không hòa thuận theo quan niệm của phong thủy.

Thêm nữa, chủ nhà cần tránh đặt bàn thờ nhìn thẳng, tựa lưng hay ở bên dưới nhà vệ sinh, bởi đây là khu vực tập trung nhiều uế khí, mạo phạm đến thánh thần, tổ tiên. 

hinh anh tu van chi tiet ve phong thuy ban tho nha o so 5

Chọn người lập bàn thờ

Người lập bàn thờ nên là nam nhân, khỏe mạnh và hợp mệnh với chủ nhà. Người trong gia đình hoặc chính gia chủ cũng có thể đứng ra làm nhiệm vụ này. 

Những đồ dùng không được đặt trên bàn thờ

Khi khấn bái, gia chủ phải dùng hoa thơm, trái cây tươi mới, tránh bày đồ giả hay đồ nhựa trên ban thờ; đồng thời không nên để hoa quả trên mâm bồng từ ngày này qua ngày khác. Đồ cúng bái xong phải được hạ xuống để thụ lộc. 
 
Ngoài ra, những vật dụng không liên quan đến thờ cúng như: giấy tờ, bằng khen,… chứa dương khí của cõi trần cần kiêng đặt trên bàn thờ.
 
Bát hương thờ Thần và Phật có thể cùng bố trí trên một bàn thờ nhưng không được đặt sát nhau, hay không nên để hai bát hương đối diện nhau trong cùng một gian phòng.

Một số lưu ý khác

Bàn thờ trong nhà phải được lau dọn thường xuyên, hai bên bàn luôn trong trạng thái sạch sẽ, đồ đạc gọn gàng, không để thùng rác hoặc các vật ô uế gần khu vực thờ cúng. 

Kết

Với những thông tin hữu ích về phong thủy bàn thờ, mong rằng gia chủ có thể lựa chọn và bày trí khu vực này hợp lý, giúp mang lại nhiều may mắn, bình yên cho gia đình.
 
Để tìm hiểu kiến thức về thiết kế nội thất và phong thủy, mời Quý khách hàng truy cập và đọc thêm tại đây.

*Bài viết chỉ mang tính tham khảo, bài viết được tổng hợp dựa trên các tài liệu mang tính kinh nghiệm dân gian, không dựa trên cơ sở khoa học*
 
Xem thêm: 

Post a Comment

Previous Post Next Post