E-office là gì? Vì sao văn phòng điện tử cần thiết cho doanh nghiệp?

Trong thời đại công nghệ 4.0 phát triển vượt trội, văn phòng điện tử ngày càng trở nên thịnh hành tại nhiều doanh nghiệp lớn và nhỏ, thay thế cho các mô hình văn phòng truyền thống. Cùng tìm hiểu lý do khiến mô hình này được ưa chuộng đến vậy thông qua bài viết dưới đây.

Trong thời đại công nghệ 4.0 phát triển vượt trội, văn phòng điện tử ngày càng trở nên thịnh hành tại nhiều doanh nghiệp lớn và nhỏ, thay thế cho các mô hình văn phòng truyền thống. Cùng tìm hiểu lý do khiến mô hình này được ưa chuộng đến vậy thông qua bài viết dưới đây.

E-office là gì?

Văn phòng điện tử là gì?

E-office là gì? E-office hay văn phòng điện tử là mô hình áp dụng công nghệ hiện đại mang đầy đủ những phần mềm có tính năng quản lý hồ sơ, công việc, thông tin, tài liệu, văn bản, báo cáo,… của công ty, nhằm hiện đại hóa các phương thức quản lý truyền thống.
 
Thực chất, khái niệm văn phòng điện tử là một hệ thống giúp con người thao tác các công việc văn phòng thông qua máy tính, phần mềm có kết nối Internet. Chỉ với những bước đơn giản, một hệ thống “văn phòng điện tử” đã nhanh chóng được lập trình dành cho người dùng.
 
Tùy vào mô hình doanh nghiệp, loại hình này có thể gồm nhiều thành phần khác nhau, bởi các công việc văn phòng rất đa dạng. Văn phòng điện tử trước khi đi vào sử dụng sẽ được lập trình và thiết kế để đáp ứng mọi tiện ích và hoạt động có hiệu quả.

Văn phòng điện tử có những loại nào?

Để đáp ứng các nhu cầu về cách thức vận hành, cách bố trí không gian văn phòng, mô hình văn phòng điện tử được lập trình và thiết kế với đa dạng các loại hình:

  • Văn phòng ảo
  • Văn phòng xanh
  • Văn phòng đa chức năng
  • Văn phòng mở
  • Văn phòng trọn gói
  • Văn phòng chia sẻ

>>> Có thể bạn quan tâm: Logia là gì? Phân biệt sự khác nhau giữa logia và ban công

Lợi ích của văn phòng điện tử

Lý do khiến văn phòng điện tử được áp dụng phổ biến tại không chỉ các doanh nghiệp Việt Nam mà ở nhiều nơi trên thế giới là nhờ những lợi ích phần mềm này mang lại.

Những lợi ích khiến văn phòng điện tử được nhiều doanh nghiệp lựa chọn

Tạo môi trường làm việc hiện đại

Thay vì hàng ngày làm việc với những chồng tài liệu, sổ sách như văn phòng truyền thống cũ, văn phòng điện tử sẽ tạo ra một môi trường làm việc được “số hóa” – nơi tất cả các thông tin, tài liệu được lưu trữ và mọi công việc đều được thực hiện thông qua phương tiện điện tử.
 
Việc sử dụng phần mềm cũng giúp công việc được xử lý nhanh chóng và thuận tiện hơn chỉ với một vài thao tác đơn giản. Người dùng cũng có thể trao đổi, thảo luận dễ dàng hơn thông qua phần mềm mà không cần phải trực tiếp tham gia một cuộc họp hay di chuyển qua lại nhiều nơi.

Tạo nên hệ thống quản lý chặt chẽ

Bằng việc sử dụng phần mềm văn phòng điện tử, các lãnh đạo có thể quản lý nhân viên sát sao hơn đồng thời phân công công việc minh bạch, rõ ràng tại bất kỳ thời điểm, vị trí nào. Các nhân viên trong công ty cũng có thể dễ dàng quản lý, tra cứu toàn bộ tài liệu, thông tin đã được lưu trữ trong phần mềm mà không phải mất thời gian tìm kiếm, sắp xếp, bởi toàn bộ dữ liệu đều đã được đồng bộ hóa và chọn lọc để tránh bị trùng lặp.
 
Phần mềm văn phòng điện tử cũng có tính bảo mật cao. Do đó, vấn đề liên quan đến rò rỉ thông tin trên hệ thống hầu như là không xảy ra, giúp hạn chế những nỗi lo của người dùng.
 
Ngoài ra, người dùng còn có thể theo dõi tiến độ, nắm bắt kịp thời các công việc được giao, sắp xếp công việc cũng như nêu ý kiến cho từng nội dung. Nhờ đó, tiến độ làm việc sẽ được đảm bảo, thông tin đến được với người dùng nhanh chóng, góp phần nâng cao năng suất làm việc của các thành viên trong công ty.

Tiết kiệm thời gian, chi phí

Các văn phòng truyền thống thông thường sẽ phải mất một khoản chi phí không nhỏ để mua giấy tờ, văn phòng phẩm, giấy in, mực in, công cụ lưu trữ hồ sơ, tài liệu, chi phí đi lại, vận chuyển,… Tuy nhiên với văn phòng điện tử, các công việc, nghiệp vụ đều được giải quyết nhanh chóng trên nền tảng công nghệ thông tin. Điều này giúp công ty, doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí cũng như bớt thời gian xử lý công việc, tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên chung.

Tăng năng suất lao động

Sử dụng văn phòng điện tử giúp các lãnh đạo và nhân viên có thể xử lý công việc nhanh chóng, chuyên nghiệp, hiệu quả, đồng thời thúc đẩy nhân lực tối ưu năng suất lao động.

Thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện quá trình “số hóa”

Trong bối cảnh công nghệ 4.0 diễn ra sôi nổi trên mọi lĩnh vực, việc ứng dụng giải pháp hiện đại như văn phòng điện tử sẽ góp phần thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện quá trình “số hóa” một cách toàn diện.
 
Sở hữu nhiều lợi ích như vậy song nhược điểm của văn phòng điện tử là khó tránh khỏi. Bởi văn phòng điện tử cho phép làm việc từ xa và bất kỳ lúc nào nên người dùng có thể sẽ bị phụ thuộc vào Internet, không có sự giao tiếp giữa người với người trong văn phòng. 

So sánh văn phòng điện tử và văn phòng truyền thống

Sau khi hiểu được khái niệm văn phòng điện tử là gì, người dùng có thể dễ dàng thấy được sự khác biệt so với văn phòng truyền thống. Văn phòng truyền thống là mô hình mang tính sở hữu, quản lý của doanh nghiệp. Thiết kế nội thất đơn giản, không gian làm việc được phân chia rõ ràng, tổng thể văn phòng ít có tính sáng tạo và ít sử dụng các thiết bị công nghệ.

Điểm khác biệt giữa văn phòng truyền thống và văn phòng điện tử

Nội thất văn phòng

  • Văn phòng truyền thống
  1. Thiết bị: không có tính hiện đại và sáng tạo, nội thất mang kiểu dáng cũ, không có sự đa dạng và sáng tạo
  2. Vách ngăn: thường sử dụng cánh cửa hoặc tường xây chắc chắn, vách cao tách biệt không gian hoàn toàn
  3. Chất liệu: chủ yếu làm từ gỗ tự nhiên, gỗ sồi,… có chất lượng cao
  4. Bàn ghế: kiểu dáng hình chữ nhật thông thường, ghế 4 chân
  • Văn phòng điện tử
  1. Thiết bị: mang tính hiện đại, thông minh như máy in, máy chấm công,…
  2. Vách ngăn: được hạn chế sử dụng tối đa, thường là các loại kính trong suốt giúp tạo không gian mở cho văn phòng thêm rộng rãi, thoáng đãng và đảm bảo tính thẩm mỹ
  3. Chất liệu: đa dạng như PVC, nhựa, gỗ, kim loại,…
  4. Bàn ghế: thiết kế đẹp, đa năng, linh hoạt, module nhiều chỗ ngồi, dễ tháo lắp, di chuyển, kiểu dáng tinh giản nhưng đa dạng hình khối như tròn, bầu dục,…
  • Tính thẩm mỹ

Văn phòng truyền thống thường mang nét cổ điển dễ thấy như bàn vuông 4 góc, tone màu lạnh trắng xám hoặc màu gỗ tự nhiên. Trong khi đó, văn phòng điện tử hiện đại mang nét năng động, trẻ trung, có sự cân đối hài hòa giữa các màu sắc, bố trí khoa học. Thiết kế thông minh của văn phòng điện tử thường dễ khơi gợi tính sáng tạo của nhân viên hơn.

  • Ứng dụng công nghệ

Văn phòng truyền thống sử dụng máy tính cây, internet đường truyền thay vì wifi hay 4G, ít thấy các công nghệ hiện đại. Việc quản lý, lưu trữ thông tin thường bằng tài liệu, văn bản.
 
Văn phòng điện tử thường được lắp đặt thiết bị công nghệ hiện đại như laptop, ipad, smartphone, camera, wifi, FaceID, quét vân tay,… Các loại máy in, máy fax, photocopy đều được ứng dụng công nghệ cao và mới nhất. Thông tin cũng được lưu trữ trên phần mềm, hệ thống của công ty, giúp việc tìm kiếm và chọn lọc nhanh chóng, dễ dàng hơn.

  • Không gian làm việc
  1. Văn phòng truyền thống

Vị trí từng phòng, ban, cá nhân cố định, được tách riêng biệt
Phân chia theo cấp bậc từng nhân viên: giám đốc, phó giám đốc, quản lý, nhân viên
Không gian thoáng mát, nội thất bố trí truyền thống, ít thấy sự sáng tạo
Không có nhiều không gian linh hoạt để di chuyển từ nơi này sang nơi khác
Không tối ưu được hết diện tích và ánh sáng văn phòng

  1. Văn phòng điện tử

Không gian thông thoáng, thân thiện, sáng tạo tạo cảm hứng làm việc cho nhân viên
Sử dụng vách ngăn bằng kính thay vì các tấm vách lớn, kiên cố
Nội thất bố trí linh hoạt, độc đáo, dễ dàng di chuyển giữa các khu vực

Văn phòng điện tử sở hữu không gian hiện đại, thông minh

  • Xử lý công việc
  1. Văn phòng truyền thống

Các nhân viên đều phải tự làm tất cả các thủ tục, hồ sơ, phải đi qua nhiều phòng ban các cấp khi có công việc cần xử lý, kiểm duyệt.

  1. Văn phòng điện tử

Đa dạng các loại máy móc, thiết bị hiện đại, lưu trữ sẵn tài liệu, thông tin, có sự kết nối giữa các nhân viên, phòng ban, giúp tiết kiệm chi phí cũng như thời gian. Tránh được tối đa các thủ tục không cần thiết. 

>>> Có thể bạn quan tâm: Sổ đỏ là gì? Điểm khác nhau cơ bản giữa sổ đỏ và sổ hồng?

Làm thế nào để xây dựng một văn phòng điện tử?

Tùy theo quy mô từng doanh nghiệp, văn phòng điện tử sẽ được xây dựng, thiết kế theo những cách khác nhau. Các hoạt động của văn phòng thường khá đa dạng như các vấn đề liên quan tới nhân sự, văn bản, quản lý công việc, cho tới các nghiệp vụ khác. Những hoạt động này đều được lập trình thành các module (phân hệ chức năng), giúp người dùng văn phòng điện tử một cách hiệu quả và thông minh nhất.
 
Hiện nay có rất nhiều ứng dụng cho phép các thao tác văn phòng được điện tử hóa. Tại Việt Nam cũng có một số đơn vị tạo ra các ứng dụng nghiệp vụ văn phòng điện tử. Chỉ với một vài thao tác đơn giản, doanh nghiệp đã có thể xây dựng một văn phòng điện tử theo ý muốn.

Phần mềm văn phòng điện tử có đắt không?

Các công ty phát triển phần mềm chuyên nghiệp đều có dịch vụ cung cấp phần mềm điện tử văn phòng. Người dùng sẽ không phải lắp đặt bất cứ thiết bị máy móc gì, chỉ cần trả phí để duy trì quyền sử dụng ngay trên chính chiếc smartphone hoặc máy tính sử dụng hàng ngày. Mọi thông tin, dữ liệu mà người dùng cần đều được quy chuẩn hóa trong một hệ thống.

Với các cá nhân muốn dùng thử, phần mềm văn phòng điện tử có rất nhiều các phiên bản dùng thử miễn phí. Các doanh nghiệp sẽ tùy vào quy mô mà đơn vị phải chi trả. Tuy mất phí song những lợi ích mà phần mềm này mang lại đều xứng đáng, từ việc nâng cao năng suất, hiệu quả công việc cho tới cắt giảm tối đa chi phí cho doanh nghiệp.

Trong thời đại công nghệ phát triển vượt bậc như hiện nay, văn phòng điện tử xuất hiện như một công cụ tất yếu phục vụ cho con người, giúp quá trình làm việc được tối ưu và hiệu quả hơn. Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp Quý khách hàng giải đáp thắc mắc về phần mềm văn phòng điện tử là gì và lợi ích của văn phòng điện tử.

E-office là gì?

Văn phòng điện tử là gì?

E-office là gì? E-office hay văn phòng điện tử là mô hình áp dụng công nghệ hiện đại mang đầy đủ những phần mềm có tính năng quản lý hồ sơ, công việc, thông tin, tài liệu, văn bản, báo cáo,… của công ty, nhằm hiện đại hóa các phương thức quản lý truyền thống.
 
Thực chất, khái niệm văn phòng điện tử là một hệ thống giúp con người thao tác các công việc văn phòng thông qua máy tính, phần mềm có kết nối Internet. Chỉ với những bước đơn giản, một hệ thống “văn phòng điện tử” đã nhanh chóng được lập trình dành cho người dùng.
 
Tùy vào mô hình doanh nghiệp, loại hình này có thể gồm nhiều thành phần khác nhau, bởi các công việc văn phòng rất đa dạng. Văn phòng điện tử trước khi đi vào sử dụng sẽ được lập trình và thiết kế để đáp ứng mọi tiện ích và hoạt động có hiệu quả.

Văn phòng điện tử có những loại nào?

Để đáp ứng các nhu cầu về cách thức vận hành, cách bố trí không gian văn phòng, mô hình văn phòng điện tử được lập trình và thiết kế với đa dạng các loại hình:

  • Văn phòng ảo
  • Văn phòng xanh
  • Văn phòng đa chức năng
  • Văn phòng mở
  • Văn phòng trọn gói
  • Văn phòng chia sẻ

>>> Có thể bạn quan tâm: Logia là gì? Phân biệt sự khác nhau giữa logia và ban công

Lợi ích của văn phòng điện tử

Lý do khiến văn phòng điện tử được áp dụng phổ biến tại không chỉ các doanh nghiệp Việt Nam mà ở nhiều nơi trên thế giới là nhờ những lợi ích phần mềm này mang lại.

Những lợi ích khiến văn phòng điện tử được nhiều doanh nghiệp lựa chọn

Tạo môi trường làm việc hiện đại

Thay vì hàng ngày làm việc với những chồng tài liệu, sổ sách như văn phòng truyền thống cũ, văn phòng điện tử sẽ tạo ra một môi trường làm việc được “số hóa” – nơi tất cả các thông tin, tài liệu được lưu trữ và mọi công việc đều được thực hiện thông qua phương tiện điện tử.
 
Việc sử dụng phần mềm cũng giúp công việc được xử lý nhanh chóng và thuận tiện hơn chỉ với một vài thao tác đơn giản. Người dùng cũng có thể trao đổi, thảo luận dễ dàng hơn thông qua phần mềm mà không cần phải trực tiếp tham gia một cuộc họp hay di chuyển qua lại nhiều nơi.

Tạo nên hệ thống quản lý chặt chẽ

Bằng việc sử dụng phần mềm văn phòng điện tử, các lãnh đạo có thể quản lý nhân viên sát sao hơn đồng thời phân công công việc minh bạch, rõ ràng tại bất kỳ thời điểm, vị trí nào. Các nhân viên trong công ty cũng có thể dễ dàng quản lý, tra cứu toàn bộ tài liệu, thông tin đã được lưu trữ trong phần mềm mà không phải mất thời gian tìm kiếm, sắp xếp, bởi toàn bộ dữ liệu đều đã được đồng bộ hóa và chọn lọc để tránh bị trùng lặp.
 
Phần mềm văn phòng điện tử cũng có tính bảo mật cao. Do đó, vấn đề liên quan đến rò rỉ thông tin trên hệ thống hầu như là không xảy ra, giúp hạn chế những nỗi lo của người dùng.
 
Ngoài ra, người dùng còn có thể theo dõi tiến độ, nắm bắt kịp thời các công việc được giao, sắp xếp công việc cũng như nêu ý kiến cho từng nội dung. Nhờ đó, tiến độ làm việc sẽ được đảm bảo, thông tin đến được với người dùng nhanh chóng, góp phần nâng cao năng suất làm việc của các thành viên trong công ty.

Tiết kiệm thời gian, chi phí

Các văn phòng truyền thống thông thường sẽ phải mất một khoản chi phí không nhỏ để mua giấy tờ, văn phòng phẩm, giấy in, mực in, công cụ lưu trữ hồ sơ, tài liệu, chi phí đi lại, vận chuyển,… Tuy nhiên với văn phòng điện tử, các công việc, nghiệp vụ đều được giải quyết nhanh chóng trên nền tảng công nghệ thông tin. Điều này giúp công ty, doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí cũng như bớt thời gian xử lý công việc, tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên chung.

Tăng năng suất lao động

Sử dụng văn phòng điện tử giúp các lãnh đạo và nhân viên có thể xử lý công việc nhanh chóng, chuyên nghiệp, hiệu quả, đồng thời thúc đẩy nhân lực tối ưu năng suất lao động.

Thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện quá trình “số hóa”

Trong bối cảnh công nghệ 4.0 diễn ra sôi nổi trên mọi lĩnh vực, việc ứng dụng giải pháp hiện đại như văn phòng điện tử sẽ góp phần thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện quá trình “số hóa” một cách toàn diện.
 
Sở hữu nhiều lợi ích như vậy song nhược điểm của văn phòng điện tử là khó tránh khỏi. Bởi văn phòng điện tử cho phép làm việc từ xa và bất kỳ lúc nào nên người dùng có thể sẽ bị phụ thuộc vào Internet, không có sự giao tiếp giữa người với người trong văn phòng. 

So sánh văn phòng điện tử và văn phòng truyền thống

Sau khi hiểu được khái niệm văn phòng điện tử là gì, người dùng có thể dễ dàng thấy được sự khác biệt so với văn phòng truyền thống. Văn phòng truyền thống là mô hình mang tính sở hữu, quản lý của doanh nghiệp. Thiết kế nội thất đơn giản, không gian làm việc được phân chia rõ ràng, tổng thể văn phòng ít có tính sáng tạo và ít sử dụng các thiết bị công nghệ.

Điểm khác biệt giữa văn phòng truyền thống và văn phòng điện tử

Nội thất văn phòng

  • Văn phòng truyền thống
  1. Thiết bị: không có tính hiện đại và sáng tạo, nội thất mang kiểu dáng cũ, không có sự đa dạng và sáng tạo
  2. Vách ngăn: thường sử dụng cánh cửa hoặc tường xây chắc chắn, vách cao tách biệt không gian hoàn toàn
  3. Chất liệu: chủ yếu làm từ gỗ tự nhiên, gỗ sồi,… có chất lượng cao
  4. Bàn ghế: kiểu dáng hình chữ nhật thông thường, ghế 4 chân
  • Văn phòng điện tử
  1. Thiết bị: mang tính hiện đại, thông minh như máy in, máy chấm công,…
  2. Vách ngăn: được hạn chế sử dụng tối đa, thường là các loại kính trong suốt giúp tạo không gian mở cho văn phòng thêm rộng rãi, thoáng đãng và đảm bảo tính thẩm mỹ
  3. Chất liệu: đa dạng như PVC, nhựa, gỗ, kim loại,…
  4. Bàn ghế: thiết kế đẹp, đa năng, linh hoạt, module nhiều chỗ ngồi, dễ tháo lắp, di chuyển, kiểu dáng tinh giản nhưng đa dạng hình khối như tròn, bầu dục,…
  • Tính thẩm mỹ

Văn phòng truyền thống thường mang nét cổ điển dễ thấy như bàn vuông 4 góc, tone màu lạnh trắng xám hoặc màu gỗ tự nhiên. Trong khi đó, văn phòng điện tử hiện đại mang nét năng động, trẻ trung, có sự cân đối hài hòa giữa các màu sắc, bố trí khoa học. Thiết kế thông minh của văn phòng điện tử thường dễ khơi gợi tính sáng tạo của nhân viên hơn.

  • Ứng dụng công nghệ

Văn phòng truyền thống sử dụng máy tính cây, internet đường truyền thay vì wifi hay 4G, ít thấy các công nghệ hiện đại. Việc quản lý, lưu trữ thông tin thường bằng tài liệu, văn bản.
 
Văn phòng điện tử thường được lắp đặt thiết bị công nghệ hiện đại như laptop, ipad, smartphone, camera, wifi, FaceID, quét vân tay,… Các loại máy in, máy fax, photocopy đều được ứng dụng công nghệ cao và mới nhất. Thông tin cũng được lưu trữ trên phần mềm, hệ thống của công ty, giúp việc tìm kiếm và chọn lọc nhanh chóng, dễ dàng hơn.

  • Không gian làm việc
  1. Văn phòng truyền thống

Vị trí từng phòng, ban, cá nhân cố định, được tách riêng biệt
Phân chia theo cấp bậc từng nhân viên: giám đốc, phó giám đốc, quản lý, nhân viên
Không gian thoáng mát, nội thất bố trí truyền thống, ít thấy sự sáng tạo
Không có nhiều không gian linh hoạt để di chuyển từ nơi này sang nơi khác
Không tối ưu được hết diện tích và ánh sáng văn phòng

  1. Văn phòng điện tử

Không gian thông thoáng, thân thiện, sáng tạo tạo cảm hứng làm việc cho nhân viên
Sử dụng vách ngăn bằng kính thay vì các tấm vách lớn, kiên cố
Nội thất bố trí linh hoạt, độc đáo, dễ dàng di chuyển giữa các khu vực

Văn phòng điện tử sở hữu không gian hiện đại, thông minh

  • Xử lý công việc
  1. Văn phòng truyền thống

Các nhân viên đều phải tự làm tất cả các thủ tục, hồ sơ, phải đi qua nhiều phòng ban các cấp khi có công việc cần xử lý, kiểm duyệt.

  1. Văn phòng điện tử

Đa dạng các loại máy móc, thiết bị hiện đại, lưu trữ sẵn tài liệu, thông tin, có sự kết nối giữa các nhân viên, phòng ban, giúp tiết kiệm chi phí cũng như thời gian. Tránh được tối đa các thủ tục không cần thiết. 

>>> Có thể bạn quan tâm: Sổ đỏ là gì? Điểm khác nhau cơ bản giữa sổ đỏ và sổ hồng?

Làm thế nào để xây dựng một văn phòng điện tử?

Tùy theo quy mô từng doanh nghiệp, văn phòng điện tử sẽ được xây dựng, thiết kế theo những cách khác nhau. Các hoạt động của văn phòng thường khá đa dạng như các vấn đề liên quan tới nhân sự, văn bản, quản lý công việc, cho tới các nghiệp vụ khác. Những hoạt động này đều được lập trình thành các module (phân hệ chức năng), giúp người dùng văn phòng điện tử một cách hiệu quả và thông minh nhất.
 
Hiện nay có rất nhiều ứng dụng cho phép các thao tác văn phòng được điện tử hóa. Tại Việt Nam cũng có một số đơn vị tạo ra các ứng dụng nghiệp vụ văn phòng điện tử. Chỉ với một vài thao tác đơn giản, doanh nghiệp đã có thể xây dựng một văn phòng điện tử theo ý muốn.

Phần mềm văn phòng điện tử có đắt không?

Các công ty phát triển phần mềm chuyên nghiệp đều có dịch vụ cung cấp phần mềm điện tử văn phòng. Người dùng sẽ không phải lắp đặt bất cứ thiết bị máy móc gì, chỉ cần trả phí để duy trì quyền sử dụng ngay trên chính chiếc smartphone hoặc máy tính sử dụng hàng ngày. Mọi thông tin, dữ liệu mà người dùng cần đều được quy chuẩn hóa trong một hệ thống.

Với các cá nhân muốn dùng thử, phần mềm văn phòng điện tử có rất nhiều các phiên bản dùng thử miễn phí. Các doanh nghiệp sẽ tùy vào quy mô mà đơn vị phải chi trả. Tuy mất phí song những lợi ích mà phần mềm này mang lại đều xứng đáng, từ việc nâng cao năng suất, hiệu quả công việc cho tới cắt giảm tối đa chi phí cho doanh nghiệp.

Trong thời đại công nghệ phát triển vượt bậc như hiện nay, văn phòng điện tử xuất hiện như một công cụ tất yếu phục vụ cho con người, giúp quá trình làm việc được tối ưu và hiệu quả hơn. Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp Quý khách hàng giải đáp thắc mắc về phần mềm văn phòng điện tử là gì và lợi ích của văn phòng điện tử.

Post a Comment

Previous Post Next Post