Giá trị vượt thời gian của đồng hồ tự động (Automatic) nằm trong khả năng tự động lên cót từ chính cử chỉ của người dùng khi đeo. Với kiểu dáng và công nghệ chất lượng, đồng hồ tự động không chỉ là một phụ kiện thời trang mà còn là một hiện vật lưu giữ thời gian và giá trị vượt thời gian. Sự kết hợp giữa sáng tạo, thủ công và độ chính xác mang lại sự đẳng cấp vượt thời gian cho người sử dụng.
Có năm dạng máy chính cho đồng hồ:
1-lên dây hoặc tự động (đồng hồ cơ),
2-đồng hồ điện (electric watch),
3-đồng hồ quartz (chạy bằng pin),
4- đồng hồ vừa tự động vừa quartz (Kinetic và Eco Drive),
dạng thứ 5 là đồng hồ điện tử (đồng hồ kỹ thuật số).
Ngoài ra, còn hàng chục loại đồng hồ mà phân loại dựa trên tính năng của bộ máy. Tuy nhiên, ngày nay rất nhiều người chỉ biết đến hai loại chính đó là đồng hồ cơ , tức đồng hồ lên dây hoặc tự động (mechanical watch) và đồng hồ thạch anh (Quartz watch). Tuy có nhiều phân loại, song phần lớn những người “chơi” đồng hồ trên thế giới đều nhất trí chọn đồng hồ tự động, dù những chiếc đồng hồ này có giá gấp nhiều lần so với các loại đồng hồ khác (chạy pin hoặc điện tử) cùng chức năng. Vì sao? Câu trả lời luôn là “Sự vĩnh viễn, bất tận”.
Đồng hồ lên dây (Manual wind watch) phải dùng tay vặn ở núm chỉnh giờ để lên dây, để nạp năng lượng vào quận dây cót và thỉnh thoảng phải lên dây nạp năng lượng để giữ cho đồng hồ hoạt động. Đồng hồ khi được lên giây đầy thì trung bình chạy được 40 giờ tùy vào từng quận dây cót và từng chiếc đồng hồ. Có nhiều đồng hồ khi lên giây đầy chỉ chạy được 32 giờ, có những đồng hồ chạy được 45 giờ, 72 giờ, 100 giờ, 7 ngày… hoặc hơn. Thông thường những đồng hồ chạy được 72 giờ trở lên phải dùng đến 2, 3 cuộn giây cót để đủ tích trữ năng lượng trong thời gian dài; những đồng hồ lên giây chạy được nhiều giờ thường là những đồng hồ đời mới và giá của nó khá cao so với những đồng hồ giữ được ít giờ. Ta có thể lên giây đồng hồ bất cứ lúc nào; nên tập thói quen lên giây vào một thời điểm nhất định nào đó để không bị quên.
Đồng hồ tự động (Self-winding hay Automatic watch) được lên dây cót nhờ chuyển động cánh tay. Dựa trên nguyên tắc lực hút của trái đất, một rôto xoay và truyền năng lượng của nó qua một cơ chế thích hợp với những bánh răng truyền để tự động lên dây cót. Điều này có nghĩa là đồng hồ cần nạp năng lượng do tay chuyển động và lưu trữ năng lượng vào quận dây cót. Hệ thống tự động thì do nhà phát minh người Thuỵ Sĩ Abraham-Louis Perrelet phát minh ra vào thế kỷ 18 vào năm 1770 đầu tiên sử dụng cho những đồng hồ quả quýt (bỏ túi).
Đồng hồ Quartz là một loại đồng hồ với cơ chế điều động bằng một “tinh thể thạch anh”. Tinh thể dao động khi được đặt trong một điện trường, nhờ pin cung cấp năng lượng để cho đồng hồ hoạt động. Hay nói cách khác, nó hoạt động được nhờ pin cung cấp năng lượng cho bộ nam châm điện và tạo cho hệ thống bánh răng chuyển động theo một chu kỳ nhất định do một IC điều khiển.
Quý ông luôn đam mê đồng hồ tự động. Vì sao?
Về căn bản, đồng hồ Quartz chính xác hơn tự động hoặc lên dây, mặc dù thời nay các kỹ sư Thụy Sĩ đã sản xuất ra những chiếc Automatic chạy rất chính xác, vì nó loại trừ được rất nhiều các khả năng vật lý có thể tác động đến sự sai số của đồng hồ mà đỉnh cao là công nghệ tourbillon. Tuy nhiên giá đồng hồ tourbillon rất đắt, ngay cả một chiếc có giá rẻ đã qua sử dụng cũng khoảng tầm gần 100 ngàn USD) và không phải dễ dàng có thể mua được, do số lượng sản xuất rất giới hạn. Nếu chỉ để xem giờ thì đồng hồ điện tử là chọn lựa số 1 (rẻ, bền, nhẹ, chính xác tuyệt đối). Tuy nhiên, đồng hồ mà chỉ để xem giờ, thì không phải là câu chuyện của thế kỷ 21, khi mà công nghệ hiện đại đã quá tiến bộ so đến kinh hoàng! Đó phải là câu chuyện về sự độc – quý và hiếm!
Đồng hồ cơ thì không bao giờ phải thay pin (không dùng pin). Đồng hồ cơ phải bảo trì thường xuyên hơn đồng hồ quartz, và đây là lý do vì sao “dân chơi” đồng hồ thực thụ luôn muốn tìm mua sản phẩm từ những cửa hàng chính hãng, để có được khâu chăm sóc hậu mãi tốt nhất khi “chơi” món hàng này. Ngoài ra, đồng hồ tự động và lên dây thường thì có giá trị hơn về mặt sáng tạo nghệ thuật, kỹ thuật; khi đeo nhìn nó mạnh mẽ phù hợp với phái nam hơn.
Bí mật đằng sau Bộ dự trữ năng lượng (Watch’s Power Reserve)
Một trong những bộ phận quan trọng nhất, của bộ máy tự động chính là bộ dự trữ năng lượng (Reserve of power). Về mặt bản chất đây là độ căng của dây cót trong bộ máy đồng hồ tự động (Automatic) hoặc đồng hồ lên dây (Hand-winding), từ đó tạo năng lượng hoạt động cho cả bộ máy.
Để chiếc đồng hồ chạy đúng tốc độ thì mức năng lượng trong dây cót không được thấp hơn 30% so với mức năng lượng khi lên giây đầy. Do đó chức năng này báo cho người đeo biết khi nào cần phải lên giây đồng hồ và mức độ lên giây bao nhiêu là vừa đủ. Năng lượng dự trữ được chỉ thị thông một chiếc kim hoặc một bánh quay hoặc có các thang hiển thị thẳng. Trên các thang đo có ghi mức dự trữ năng lượng theo giờ và vạch thông báo mức năng lượng thấp nhất cần phải lên lại giây.
Với nhiều quý ông, việc sở hữu một chiếc đồng hồ tự động (Automatic) không chỉ là để xem giờ, mà còn là niềm đam mê