Mặt kính khoáng và kính Sapphire là hai lựa chọn phổ biến cho mặt kính đồng hồ. Mặt kính khoáng chịu được va đập tốt, tuy nhiên, dễ bị trầy xước. Trái lại, kính Sapphire chống trầy tuyệt đối nhưng dễ vỡ khi bị va chạm mạnh. Do đó, tuỳ thuộc vào mục đích và mong muốn sử dụng, người dùng có thể lựa chọn một trong hai loại này.
Kính khoáng hay Sapphire đều là chất liệu thường xuyên được sử dụng để chế tác mặt kính đồng hồ. Tuy nhiên, đâu là sự lựa chọn tốt cho đồng hồ? Đa số sẽ chọn Sapphire, nhưng tại sao mọi người đều cho là vậy, hãy cùng SHOPDONGHO.com đi tìm hiểu thực hư ra sao cũng như so sánh mặt kính khoáng và kính Sapphire nhé.
Mặt kính Sapphire được hình thành như thế nào?
Mặt kính Sapphire là một chất liệu được đánh giá cao trong ngành công nghiệp đồng hồ. Với màu sắc trong suốt, nó thường hay bị nhầm lẫn với thủy tinh. Tuy nhiên, để chế tạo được Sapphire nhân tạo, nhà chế tác đã phải trải qua một quá trình phức tạp. Đầu tiên, người ta cho nóng chảy Nhôm Oxit nguyên chất ở nhiệt độ cao thông qua quá trình nung.
Các tinh thể Sapphire sẽ kết tinh bên dưới bề mặt nhôm nóng chảy. Nung với những thông số đã được chỉ định, Sapphire làm ra sẽ có kích thước khá lớn nhưng chất lượng quang học cực tốt, độ tinh khiết rất cao. Sau đó, người ta sử dụng máy cưa đã được phủ một lớp kim cương để cắt tinh thể ra thành từng phần nhỏ. Cuối cùng là công đoạn mài, đánh bóng để được mặt kính Sapphire mà anh chị em thường thấy.
Mặt kính khoáng là gì?
Mặt kính bằng khoáng đắt hơn so với những mặt kính được làm từ nhựa hoặc acrylic nhưng lại rẻ hơn rất nhiều so với mặt kính Sapphire. Hầu hết các đồng hồ tầm trung đều sử dụng mặt kính khoáng như một lựa chọn tối ưu về chi phí. Ngày nay, để có được chất liệu khoáng trong đồng hồ, người ta đã phải tôi luyện hợp chất khi nung ở nhiệt độ cao để làm tăng thêm khả năng chống xước. Nếu chẳng may bị xước, mặt kính bằng khoáng không thể phục hồi được mà phải thay mới hoàn toàn.
Khả năng phản chiếu của mặt kính Sapphire và kính khoáng như thế nào?
Mặt kính Sapphire có khả năng phản chiếu cao. Trên thực tế, khả năng phản chiếu của Sapphire nhiều hơn mặt kính khoáng rất nhiều. Vì vậy, các chế tác gia đã phủ thêm một lớp chống phản xạ (AR). Các lớp phủ sẽ hạn chế tối đa sự phản xạ để người đeo có thể quan sát được giờ một cách dễ dàng hơn. Hầu hết, các mẫu đồng hồ sang trọng đều được phủ một lớp AR bên dưới mặt kính. Điều này cũng làm tránh các vết xước của lớp phủ so với để trên bề mặt kính đồng hồ trong khi Sapphire có khả năng bị trầy xước thấp còn AR thì không.
Mặt kính khoáng và kính Sapphire có khả năng chống nước không?
Vì kính khoáng và kính Sapphire đều khá cứng nên rất khó có thể uốn cong để lắp vừa khít với vỏ thép hay Titanium của đồng hồ. Điều này sẽ dẫn đến đồng hồ bị vào nước. Tuy nhiên, các chế tác gia đã thiết kế thêm một miếng zoăng bao xung quanh để ngăn tình trạng này.
Nguyên lý của miếng zoăng này khá đơn giản. Sau khi mặt kính được đặt vào trong vỏ đồng hồ, miếng zoăng sẽ được ép vào khe hở giữa hai bộ phận. Tuy đơn giản nhưng hiệu quả mà nó mang lại lại rất lớn. Nếu miếng zoăng này bị vỡ, anh chị em nên đi thay tại cơ sở uy tín.
Điều gì làm cho mặt kính Sapphire trở nên đắt giá?
Đầu tiên, không thể không kể đến quá trình để tạo ra mặt kính Sapphire rất công phu và tốn kém. Các trang thiết bị sử dụng đều là những loại hiện đại nhất. Các dụng cụ để đánh bóng cũng được đầu tư kỹ lưỡng.
Với điểm 9 trên thang đo Mohs (gần bằng kim cương có độ cứng là 10), điều đó chứng minh rằng công việc cắt mài cũng như đánh bóng vất vả như thế nào. Ngược lại, điều này cũng cho thấy được rằng các mặt số làm từ Sapphire có khả năng chống trầy xước khá cao.
Tuy nhiên, cũng có một lưu ý nhỏ rằng bất kỳ chất liệu nào có độ cứng lớn hơn Sapphire đều có thể làm xước nó. Vì vậy, người đeo vẫn nên để mặt kính tránh xa kim cương hoặc Silicon Cacbua. Nếu chẳng may bị xước, cũng giống như mặt kính khoáng, các vết xước không thể phục hồi được mà phải thay mới.
Nên lựa chọn mặt kính khoáng và kính Sapphire
Sau khi so sánh kính khoáng và kính Sapphire thì anh chị em cũng có thể hình dung được kính Sapphire có chất lượng tốt hơn nhiều so với kính khoáng. Và đó là điều không phải bàn cãi quá nhiều. Đây là sự lựa chọn tốt cho cả người đeo lẫn nhà sản xuất. Không chỉ quan sát được thời gian dễ dàng, mặt kính Sapphire còn bảo vệ tốt cho đồng hồ của mình. Tuy nhiên, nếu kinh tế có phần eo hẹp thì anh chị em vẫn có thể lựa chọn kính khoáng để bảo vệ đồng hồ đeo tay.
Phân biệt mặt kính khoáng và kính Sapphire
Có rất nhiều cách để phân biệt mặt kính khoáng và kính Sapphire. Chỉ cần một cú chạm đơn giản, người đeo đã có thể phân biệt được rồi. Bởi lẽ, mặt kính Sapphire có độ mát hơn so với kính khoáng. Tuy nhiên, cách này có vẻ như chỉ phù hợp cho một số người đã có nhiều trải nghiệm về đồng hồ.
Vậy thì anh chị em có thể tham khảo cách tiếp theo đây. Đó chính là dùng thủy tinh để so sánh. So với thủy tinh, đồng hồ Sapphire sẽ có độ trong suốt tốt hơn, sáng bóng hơn còn kính khoáng thì ngược lại. Nó sẽ mờ hơn khhi đem đặt cùng thủy tinh. Với những anh chị em mua đồng hồ cũ, mặt kính Sapphire sẽ có một vài hay thậm chí là không có vết xước nào.
Mặt khác, kính khoáng nếu người đeo cũ không bảo quản cẩn thận thì việc thấy nhiều vết xước trên đồng hồ là điều có thể dễ dàng hiểu được. Bên cạnh đó, nếu mặt kính tách ra khỏi vỏ thì anh chị em cũng có thể dùng nước để xem đồng hồ có phải mặt kính khoáng hay Sapphire. Mặt kính khoáng khi nhỏ giọt nước vào sẽ lan ra còn Sapphire thì sẽ tạo một đốm màu xác định.
Trên đây là những thông tin mà SHOPDONGHO.com cung cấp cho anh chị em, nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, đừng ngại nhắn tin cho chúng tôi biết để được giải đáp thắc mắc nhé. Đồng thời, anh chị em hãy thường xuyên theo dõi website benhviendongho.com để đọc những tin tức khác.