Kiến trúc nhà phố linh hoạt và tiết kiệm chi phí tại Huế là sự kết hợp giữa sự hiện đại và truyền thống trong thiết kế. Những ngôi nhà này được xây dựng với sự linh hoạt trong cấu trúc, cho phép chủ nhân tái tạo không gian theo nhu cầu sử dụng. Đồng thời, việc áp dụng các công nghệ tiết kiệm năng lượng và sử dụng vật liệu địa phương giảm thiểu chi phí. Kiến trúc nhà phố linh hoạt và tiết kiệm chi phí tại Huế mang đến không gian sống thoải mái và thân thiện với môi trường.
CafeLand - Ngôi nhà có diện tích 230m2 với tinh thần cởi mở, tự do tại Huế
Khi thiết kế ngôi nhà này, một vấn đề lớn đặt ra là làm sao để xây dựng không gian sống cho một gia đình nhỏ với số vốn đầu tư ban đầu hạn chế. Và lựa chọn thông thường là bắt đầu bằng cách tạo “một nửa” của ngôi nhà theo chiều cao.
Giai đoạn 1 là xây bê tông tầng trệt với một số công năng thiết yếu như phòng khách, bếp, một phòng ngủ và không thế thiếu cầu thang lên lầu 2.
Giai đoạn 2 (sau 5 – 10 năm) khi chủ nhà có thêm kinh phí, lúc đó sẽ hoàn thiện nửa còn lại bằng cách xây thêm tầng 2 với hai phòng ngủ và một số không gian phụ khác.
Trước khi ngôi nhà hình thành, gia chủ có ý định chỉ đầu tư tầng trệt, nhưng kiến trúc sư vẫn chọn giải pháp lên tầng và tiết kiệm chi phí bằng các vật liệu linh hoạt.
Vách ngăn bằng lưới nông nghiệp là vật liệu điển hình. Khi cần phải thay thế kiến trúc sư đã chuẩn bị sẵn phương án lắp ghép modun đơn giản và tiện lợi.
Thay vì phân định ngôi nhà thành hai phần: Phần vỏ và phần lõi.
Lớp vỏ bê tông bảo vệ không gian sống bên trong khỏi tác động của khí hậu và tạo ra sự kết nối bên trong với môi trường tự nhiên bên ngoài.
Phần lõi bao gồm các bức tường ngăn cách các không gian bên trong, khoảng trống và nội thất…
Với giải pháp trên, kiến trúc sư đã xây dựng ngôi nhà như một chiếc vỏ bê tông rỗng với đủ diện tích, công năng sử dụng.
Nửa còn lại của ngôi nhà (phần lõi) được xây dựng bằng vật liệu địa phương, phát triển trên cấu trúc bằng gỗ và lưới nông nghiệp.
Nội thất sẽ được hoàn thiện với một số vật dụng cũ và gỗ thừa từ quá trình xây dựng.
Các khoảng trống lớn chỉ được tạo ra từ vỏ và lõi được sử dụng linh hoạt trong các giai đoạn khác nhau. Mở, đóng và lắp đầy cho phép mở rộng không gian sống trong tương lại, đồng thời giải quyết các vấn đề vi khí hậu trong không gian sống, kết nối chúng với môi trường tự nhiên thông qua cây xanh, ánh sáng và lưu thông khí…
Bằng cách thay đổi cho từng giai đoạn và bố trí nội thất tự do, linh hoạt, công trình là thử nghiệm của kiến trúc sư về không gian sống mặc định có thể biến đổi. Kiến trúc có thể mang lại cho chúng ta sự linh hoạt, cơ động, và chủ động điều tiết không gian sống, dựa trên những điều kiện ban đầu hạn chế như: nguồn lực tài chính, nguồn lực địa phương và yếu tố tự nhiên có sẵn.
Bản vẽ phối cảnh giải pháp lấy sáng và thông gió cho ngôi nhà.