Đồng hồ cơ một khi bị nước vào chỉ sau một thời gian sẽ làm cho động cơ, linh kiện bị gỉ sét hay ngừng hoạt động. Vì thế đặc điểm nhiều người chơi đồng hồ quan tâm đó là cơ chế kháng nước của đồng hồ cơ chính xác nhất. Hãy cùng Bệnh Viện đồng hồ tìm hiểu về chủ đề này nhé!
Các Mức Độ Kháng Nước Cơ Bản Của Đồng Hồ
Mỗi thương hiệu đồng hồ lại có một mức kháng nước khác nhau. Gần như rất ít đồng hồ hiện này có khả năng kháng nước tuyệt đối được. Anh chị em có thể tham khảo ảnh bên dưới để xem chỉ số chống nước đồng hồ cơ bản như thế nào.
Cơ Chế Chống Nước Của Đồng Hồ Như Thế Nào?
Nói về bộ cơ chế kháng nước của đồng hồ thì phải nói đến 3 bộ phận quan trọng sau: nắp lưng, núm lên dây cót, vòng đệm. Trong đó:
Núm lên dây cót của đồng hồ
Núm được xem là một trong những bộ phận quan trọng nhất của đồng hồ vì nó đảm bảo được khả năng kháng nước của đồng hồ.
Theo cấu tạo đồng hồ, ở phần cuống núm có một lỗ nhỏ. Nếu anh chị emlên dây cót nhiều thì miếng đệm sẽ gặp sức ép bị trầy xước và kích ứng mạnh. Một thời gian miếng đệm ảnh hưởng, thì cả núm lên dây cót cũng sẽ không vặn chắc lại được, nước dễ dàng vào bên trong đồng hồ.
Nắp lưng đồng hồ xảy ra trường hợp
Nếu mặt sau của đồng hồ được có khóa thì mức kháng nước của đồng hồ này chỉ ở mức tối thiểu. Chỉ số kháng nước thông thường của một chiếc đồng hồ 30m/99ft- con số này thì cho phép đồng hồ được tiếp xúc với nước nhưng không quá sâu
Trường hợp 2, nắp lưng được gắn với mặt đồng hồ bởi những đinh vít chắc chắn thì đồng hồ sẽ có mức kháng nước cao hơn. Mức kháng nước của những chiếc đồng hồ kiểu này sẽ là 100,/ 330ft – cho phép bơi nhẹ và thoải mái ngâm mình trong hồ bơi.
Vòng đệm đồng hồ (gioăng)
Một vòng tròn được làm từ cao su, nylon trông giống như một chiếc nhẫn. Chính là bộ phận gắn liền với mặt kính, nắp lưng và núm lên giây cót. Anh chị em cần đi kiểm tra định kỳ để đảm bảo vòng đệm luôn nguyên vẹn. Bởi vì đồng hồ được sử dụng lâu ngày thì vòng đệm sẽ bị ăn mòn dần dần và bị bẻ gãy qua thời gian, làm giảm khả năng kháng nước của đồng hồ.
Mẹo nhỏ giúp bạn bảo quản đồng hồ khi tiếp xúc với nước
SHOPDONGHO.com đưa ra một số mẹo nhỏ để anh chị em có thể bảo quản tốt đồng hồ của mình, tránh để chúng tiếp xúc quá nhiều với nước
- Kiểm tra độ kháng nước của đồng hồ một năm một lần.
- Không tắm vòi hoa sen hoặc bơi trừ khi độ kháng nước của đồng hồ là 100m và chiếc đồng hồ đó có thiết kế núm vặn ren.
- Không mở, xoay hoặc gây ảnh hưởng đến núm vặn khi ở trong nước
- Không nhấn các nút của đồng hồ chronograph khi ở trong nước, trừ các trường hợp đặc biệt được quy định.
- Không để đồng hồ phải chịu sự thay đổi nhiệt độ một cách khắc nghiệt.
- Không để đồng hồ của bạn phải chịu sự thay đổi áp suất đột ngột.
- Không cho đồng hồ tiếp xúc với các hóa chất ăn mòn như xà phòng hoặc nước có chứa nhiều clo.
- Luôn đảm bảo rằng núm vặn được giữ chặt chẽ. Kiểm tra kỹ lưỡng đồng hồ trước khi xuống nước.
- Hãy đảm bảo rằng núm vặn luôn luôn được đóng chặt, Kiểm tra kỹ núm đồng hồ trước khi ngâm nước
Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chỉ số chống nước của các loại đồng hồ, cũng như cách sửa đồng hồ vào nước nhanh nhất. Để tham khảo một số dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng đồng hồ, mời các bạn tham khảo website: benhviendongho.com hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.