7 trường hợp không được chứng nhận quyền sở hữu trong công trình và nhà ở

Có bảy trường hợp mà công trình và nhà ở không thể được cấp chứng nhận quyền sở hữu. Đầu tiên, khi ngôi nhà không tuân thủ các quy định kiến trúc và xây dựng. Thứ hai, khi công trình vi phạm quyền sử dụng đất. Thứ ba, khi công trình xây dựng trái phép hoặc không có giấy phép xây dựng. Thứ tư, khi công trình xây dựng không đảm bảo an toàn và mỹ quan. Thứ năm, khi công trình xây dựng gây ảnh hưởng xấu đến môi trường hoặc cộng đồng. Thứ sáu, khi công trình xây dựng không tiếp giáp với đường giao thông công cộng. Cuối cùng, khi chủ sở hữu không ai đứng ra đăng ký quyền sử dụng đất.

CafeLand - Theo quy định của pháp luật, trong một số trường hợp, nhà ở, công trình sẽ không được chứng nhận quyền sở hữu khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hay còn gọi là Sổ đỏ.

Trao đổi về vấn đề này, luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An cho biết, theo Nghị định 43/2014 Nghị định hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đất đai 2013 tại Điều 35, tài sản gắn liền với đất không được chứng nhận quyền sở hữu khi thuộc một trong các trường hợp sau:

Thứ nhất, tài sản gắn liền với đất mà thửa đất có tài sản đó không đủ điều kiện được cấp Giấy chứng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật Đất đai và Nghị định này;

Thứ hai, nhà ở hoặc công trình xây dựng khác được xây dựng tạm thời trong thời gian xây dựng công trình chính hoặc xây dựng bằng vật liệu tranh tre, nứa, lá, đất; công trình phụ trợ nằm ngoài phạm vi công trình chính và để phục vụ cho việc quản lý, sử dụng, vận hành công trình chính;

Thứ ba, tài sản gắn liền với đất đã có thông báo hoặc quyết định giải tỏa, phá dỡ hoặc đã có thông báo, quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

Thứ tư, nhà ở, công trình được xây dựng sau thời điểm công bố cấm xây dựng; xây dựng lấn, chiếm mốc giới bảo vệ các công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử văn hóa đã xếp hạng; tài sản gắn liền với đất được tạo lập từ sau thời điểm quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt mà tài sản được tạo lập đó không phù hợp với quy hoạch được duyệt tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

Thứ năm, tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước, trừ trường hợp tài sản đã được xác định là phần vốn của Nhà nước đóng góp vào doanh nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Tài chính;

Thứ sáu, tài sản gắn liền với đất không thuộc trường hợp được chứng nhận quyền sở hữu theo quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định này;

Thứ bảy, tài sản tạo lập do chuyển mục đích sử dụng đất trái phép.

Như vậy, các tài sản được tạo lập trái phép, không đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận thuộc 7 trường hợp nêu trên thì không được chứng nhận quyền sở hữu khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Post a Comment

Previous Post Next Post